Kiểm soát rủi ro đạo đức

Nếu các bạn đã xem bộ phim Sói già phố Wall của tài tử Leonardo DiCaprio đóng chính, một trong những bộ phim kinh điển thể hiện rõ nét và sinh động nhất về tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro đạo đức mà nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán Mỹ ở những năm 80s, 90s phải đối mặt.

Bộ phim miêu tả chân thực bản chất về cuộc sống và công việc của các broker khi liên tục sử dụng các chiêu trò gian lận và hai mặt với khách hàng. Nhằm thúc đẩy nhà đầu tư tăng cường mua bán cổ phiếu, bao gồm cả các cổ phiếu rác, cổ phiếu lừa đảo trên thị trường để kiếm phí hoa hồng.

Trong khi luật pháp và các chế tài thời điểm đó tại Mỹ còn lỏng lẻo và thiếu kiểm soát. Dẫn đến những thiệt hại lớn cho tài sản nhà đầu tư và tiềm ẩn cho cuộc khủng hoảng tài chính sau đó. Đối với chứng khoán Việt Nam, một thị trường trẻ và giàu tiềm năng tăng trường, thì dường như cũng đang trải qua “lộ trình” đó.

Kiểm soát rủi ro đạo đức sói già phố wallỞ thực trạng hiện tại, với số lượng gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân mới, thường xuyên tích cực giao dịch với sự tư vấn thiếu kiểm soát từ lực lượng môi giới chứng khoán, có phần dung túng từ một số công ty môi giới chứng khoán dễ dẫn đến những rủi ro thua lỗ, mất vốn cho khách hàng.

Chưa kể đến trong đó đặc biệt nhiều cổ đông lớn “ngầm” thao túng giá chứng khoán, “công khai” giao dịch cổ phiếu của công ty để ăn chênh lệch kiếm lời.

Lên án những hành động thiếu đạo đức đó, qua bài viết này, hi vọng ngoài việc nâng cao nhận thức về loại rủi ro đạo đức, mọi người sẽ có cái nhìn khắt khe hơn về những CEO, chủ tịch, cổ đông chiến lược lợi dụng vị thế của mình để thao túng kiếm lời từ chính giá cổ phiếu của công ty.

Bởi đó chính xác là những hành vi lừa đảo kiếm tiền trên đầu cổ đông cần được xử phạt nghiêm khắc từ pháp luật để đảm bảo cho một thị trường vốn phát triển lành mạnh và hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế phát triển.

Có 2 loại rủi ro đạo đức mà nhà đầu tư có thể phải đối mặt (ở phạm vi bài viết này, xin đề cập đến loại thứ nhất):

Kiểm soát rủi ro đạo đức từ các loại dịch vụ:

Dịch vụ tư vấn đầu tư

Từ các nhân viên môi giới, các hành vi chủ yếu bao gồm: – Tư vấn mua bán liên tục, sử dụng đòn bẩy margin cao – Khuyến nghị mua bán các mã chứng khoán có rủi ro quá cao với khách hàng – Khuyến khích khách hàng tham gia giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh.

Dịch vụ ủy thác đầu tư

Từ các cá nhân (không được phép nhận ủy thác), tổ chức nhận cung cấp dịch vụ ủy thác: – Thực hiện mua bán với cường độ cao kết hợp với đòn bẩy tài chính để tăng phí dịch vụ – Mua bán tích cực thị trường chứng khoán phái sinh – Tỷ lệ tính phí ủy thác không hợp lý cho khách hàng.

Dịch vụ quản lý quỹ, đầu tư qua quỹ đầu tư:

Trước tiên xin cảnh báo có nhiều quỹ đầu tư hiện nay không được thành lập đúng theo quy định của pháp luật tài chính – chứng khoán, và hoạt động nằm ngoài các quy định của nhà nước. Do đó tiềm ẩn các rủi ro pháp lý cũng như các nguy cơ tiềm tàng khác cho nhà đầu tư khi gửi tiền ủy thác đầu tư cho các loại hình công ty này: Rủi ro pháp lý của các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư
  • Công ty quản lý quỹ, người điều hành quỹ hưởng lợi từ các phí dịch vụ phát sinh từ quỹ –> gia tăng các chi phí hoạt động quỹ —> giảm hiệu quả đầu tư của quỹ —> tổn hại lợi ích cho nhà đầu tư.
  • Thực hiện đầu tư quá rủi ro, sai với các chính sách đầu tư của quỹ ban đầu, hoặc ngay chính sách đầu tư không rõ ràng, đồng thời không công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư.
  • Cơ cấu tỷ lệ tính phí quản lý quỹ và thưởng cho người điều hành quá cao, hoặc dựa quá nhiều vào quy mô tài sản hơn là hiệu quả đầu tư thực từ quỹ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ đầu tư nào, quý nhà đầu tư nên kiểm tra tính pháp lý, và cơ chế tính phí dịch vụ: phí giao dịch, tư vấn, ủy thác… để nắm rõ các rủi ro đạo đức tiềm ẩn của công ty cung cấp dịch vụ này.

Bởi trước khi đề cập đến năng lực đầu tư của họ, thì phải xem xét họ thực sự có mong muốn, nỗ lực kiếm lợi nhuận cho khách hàng hay không. Điều này thể hiện ở cơ chế tính phí dịch vụ, chỉ khi “cùng hội cùng thuyền”, tức thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả đầu tư của khách hàng. Thì họ mới thực sự nỗ lực làm việc vì lợi nhuận khách hàng.
Ngược lại nếu thu nhập của họ lại dựa trên chi phí phát sinh phải trả của nhà đầu tư (như cơ chế phí tư vấn dựa trên % phí giao dịch của khách hàng của các nhân viên môi giới) thì hiện hữu rủi ro đạo đức rất lớn mà khách hàng phải đối mặt như trên.
Vnstockmarket
Similar Posts