Hướng dẫn tối ưu đa dạng hóa danh mục đầu tư

Tối ưu hóa danh mục đầu tư là một trong những bước quan trọng trong quá trình đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách phân bổ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư bằng phương pháp đơn giản trong Excel. Hi vọng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư có thêm các giải pháp cho việc phân bổ danh mục đầu tư được hiệu quả hơn.

Vì sao cần tối ưu danh mục đầu tư:

Như đã biết, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư được hiểu đơn giản là phân bổ tài sản vào nhiều mã cổ phiếu khác nhau, ở nhiều ngành khác nhau. Nhằm giảm thiểu rủi ro mất vốn nếu chẳng may một ngành, một công ty nào đó gặp vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên việc phân bổ tỷ trọng bao nhiêu, như thế nào là hợp lý thì nhiều nhà đầu tư cá nhân thường mắc lỗi naive diversification (đa dạng ngây thơ). Tức là mua đều các mã cổ phiếu với tỷ trọng bằng nhau. Điều này chưa tối ưu hóa, vì bản thân mỗi mã cổ phiếu có sự tương quan với nhau, nên việc mua cân bằng giữa các mã cổ phiếu như vậy, vô hình dung lại làm mất cân bằng danh mục.

Ví dụ dễ hiểu: Nếu cổ phiếu TCB giảm sàn (bỏ qua lý do) thì thị trường sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực một phần. Trước tiên là các mã cổ phiếu ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng giảm, những mã có liên quan trực tiếp như MSN cũng sẽ giảm. Ngoài ra một số công ty khác có quan hệ kinh tế liên quan như VIC cũng sẽ ảnh hưởng theo… tùy ở những mức độ khác nhau.

Không chỉ TCB mà các mã chứng khoán khác đều có ảnh hưởng qua lại, diễn biến giá chứng khoán của chúng (và các các mối quan hệ kinh tế thực tế…) đều có những đa phản ứng. Do vậy khi đa dạng hóa danh mục chúng ta cần phải tính toán đến không chỉ độ rủi ro biến động của mỗi cổ phiếu mà cả các mối quan hệ ma trận này  khi đặt chúng vào chung một danh mục đầu tư.

Vậy nên, việc tối ưu đa dạng hóa danh mục đầu tư là cần thiết, và cũng là bước quan trọng khi xây dựng danh mục đầu tư các tổ chức chuyên nghiệp đều sử dụng.

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư hay không?

Về căn bản việc tập trung vào đầu tư một vài mã hay xây dựng một danh mục đa dạng hóa tối ưu điểm và hạn chế. Điều quan trọng là nhà đầu tư hiểu được bản chất và mức độ rủi ro của 2 cách trên và lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Trong đó, xin đưa ra một số đặc điểm chung dưới đây của cả 2 hình thức phân bổ vốn này:

Danh mục đầu tư được đa dạng hóa có những lợi ích trong dài hạn như:

  • Giảm thiểu rủi ro phi hệ thống.
  • Bảo toàn vốn lâu dài.
  • Giảm biến động danh mục.
  • Có thể xây dựng các kế hoạch tài chính dựa trên giá trị danh mục đầu tư dễ dàng hơn.

Trong ngắn hạn, đặc biệt dưới các rủi ro hệ thống lớn của thị trường, việc đa dạng hóa danh mục không thực sự mang lại hiệu quả, bởi lúc này độ tương quan giữa các cổ phiếu trở lên rất cao (cùng tăng mạnh hoặc giảm mạnh theo xu hướng thị trường chung).

Điều này dễ thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Ví dụ như trong giai đoạn tháng 5/2022. Khi thị trường giảm từ gần 1700 điểm về 1200, hầu hết các mã chứng khoán đều giảm mạnh. Việc đa dạng hóa chỉ trong các mã cổ phiếu trở nên thiếu hiệu quả.

Mở rộng việc đa dạng hóa tài sản

Như vừa đề cập ở trên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu có thể mở rộng sang đa dạng hóa danh mục tài sản. Bằng việc kết hợp các loại tài sản khác như: vàng, bất động sản, trái phiếu… Để đảm bảo độ tương quan của các tài sản được duy trì ổn định hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Giúp việc tối ưu hóa danh mục tài sản/danh mục đầu tư được hiệu quả hơn.

Vnstockmarket

 

Similar Posts