Đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực tài chính thì không thể không biết đến chứng chỉ CFA. CFA là một trong những chứng nhận quan trọng về trình độ và đạo đức của một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp. Chính vì vậy, rất nhiều người phấn đấu để có thể sở hữu được chứng chỉ này, vì với họ, CFA như một “bảo chứng vàng” giúp họ thăng tiến hơn trong công việc. Và cũng rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn CFA là một tiêu chuẩn không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng của mình. Vậy chứng chỉ CFA có những ấn tượng đặc biệt nào khiến nhiều người theo đuổi? Và những cơ hội nào mở ra cho một CFA Charterholder? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.
Mục lục
1. Chương trình học CFA có gì ấn tượng?
Nếu TOEIC hay IELTS được dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của người học thì chứng chỉ CFA chính là thước đo để đánh giá năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một chuyên viên phân tích tài chính liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, kiểm toán, quản lý quỹ, phân tích chứng khoán, tài chính…
Chứng chỉ CFA ra đời lần đầu tiên vào năm 1962 tại Hoa Kỳ và đã trở thành một chứng nhận uy tín về phân tích tài chính khắp thế giới. Hiện tại đã có hơn 170,000 thành viên tại hơn 160 quốc gia được cấp chứng chỉ và trở thành hội viên của CFA Institute. Hơn 31,000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA như một tiêu chuẩn bắt buộc trong quy trình tuyển dụng và thăng chức.
Ý nghĩa của chứng chỉ CFA
- Không những được sử dụng để đánh giá năng lực mà CFA còn là thước đo về đạo đức nghề nghiệp của mỗi hội viên.
- Sở hữu chứng chỉ CFA, các bạn sẽ được công nhận là một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp.
- Tại Việt Nam, không chỉ CFA Charterholder, những người vượt qua mỗi kỳ thi CFA Level 1, Level 2 và Level 3 cũng được công nhận và có lợi thế lớn trong ứng tuyển và thăng tiến nghề nghiệp.
Chương trình giảng dạy phù hợp thực tiễn và nghiêm ngặt
Chương trình CFA ® bao gồm kiến thức nền tảng cũng như các kỹ năng phân tích và quản lý danh mục đầu tư nâng cao mà các công ty mong đợi. CFA cập nhật chương trình giảng dạy thường xuyên, vì vậy nó phản ánh tình hình thị trường tài chính hiện đại. Các ứng viên có thể mang những gì học được thông qua chương trình CFA vào các tình huống thực tế.
2. Những con số ấn tượng về chứng chỉ CFA
– Kiến thức toàn diện
97% ỨNG VIÊN đồng ý rằng chương trình học đã cải thiện sự hiểu biết về các chủ đề quan trọng.
– Thực tiễn hiện tại
95% ỨNG VIÊN cho rằng chương trình giảng dạy phản ánh chính xác thực tiễn hiện tại của ngành.
– Ứng dụng trong thế giới thực
95% ỨNG VIÊN nói rằng chương trình học tập trung vào các khái niệm quan trọng đối với nghề nghiệp của họ.
– Kiểm tra các câu hỏi liên quan
84% ỨNG VIÊN cảm thấy các câu hỏi kiểm tra đề cập đến chủ đề quan trọng đối với các chuyên gia đầu tư.
Nguồn: Viện CFA, Báo cáo Khảo sát Ứng viên Chương trình CFA, tháng 6 năm 2019.
Ảnh 1: Đánh giá của các ứng viên về chương trình học CFA
2.2. Mở rộng kiến thức, thăng tiến sự nghiệp cùng chứng chỉ CFA
– Dẫn đầu ngành
25.000 TẬP ĐOÀN: Hàng nghìn tập đoàn trên toàn thế giới thuê CFA Charterholder để đáp ứng nhu cầu phát triển lớn mạnh.
– Công nhận toàn cầu
162 THỊ TRƯỜNG: Hơn 178.000 CFA Charterholder đang hoạt động có ảnh hưởng đến thị trường trên toàn cầu.
– Định hình ngành
70+ NĂM: Viện CFA đã cung cấp chương trình học tập chuyên nghiệp cho các chuyên gia đầu tư trong hơn 70 năm.
– Tiêu chuẩn nghề nghiệp
24 CÔNG TY HÀNG ĐẦU: 24 nhà quản lý tài sản của các công ty hàng đầu tuyên bố tuân thủ các tiêu chuẩn GIPS® trong CFA cho tất cả hoặc một phần hoạt động kinh doanh của họ.
Nguồn: Viện CFA
Ảnh 2: Mở rộng kiến thức, thăng tiến sự nghiệp cùng chứng chỉ CFA
2.3. Những con số ấn tượng về cộng đồng CFA tại Việt Nam
– 282 CFA CHARTERHOLDER
Mỗi năm Việt Nam đón nhận trung bình 50 CFA Charterholder mới, những cá nhân đã trải qua quá trình đào tạo khắt khe về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
– 41% TỶ LỆ NỮ HỘI VIÊN CFA
Việt Nam tự hào là quốc gia có tỷ lệ nữ hội viên CFA cao nhất thế giới với nhiều nữ lãnh đạo trong lĩnh vực đầu tư và phân tích tài chính.
– 8.319 THÍ SINH CFA PROGRAM
Chứng chỉ CFA là tiêu chuẩn đánh giá tính chuyên nghiệp và đạo đức ứng viên cho các tổ chức đầu tư, tài chính và các công ty chứng khoán tại Việt Nam.
– 460.000.000 VNĐ MỨC LƯƠNG CƠ BẢN
Mức lương cơ bản trên 1 năm của 1 CFA Charterholder tại Việt Nam. Dự đoán mức lương này sẽ tăng thêm 65% trong vòng 5 năm tới.
Nguồn: CFA Community Vietnam
Ảnh 3: Những con số ấn tượng về cộng đồng CFA tại Việt Nam
3. Những môn học trong chương trình CFA mà bạn cần biết
Cái hay của CFA là nó sẽ trải dài các lĩnh vực của tài chính để bạn biết được tổng quan trước khi nghiên cứu vào chuyên sâu. Khi học chương trình CFA, bạn sẽ phải học những môn học như sau:
* Môn Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp – Ethical and Professional Standards: Người học sẽ tìm hiểu về cách phát huy năng lực, phẩm chất của nhà đầu tư trong thực tiễn hàng ngày.
* Môn Phương pháp tính định lượng – Quantitative methods: Học cách phân tích giá trị của tiền, tìm hiểu về các phương pháp tính định lượng chuyên sâu và phân tích tương quan và hồi quy.
* Môn Kinh tế học – Economics: Học chuyên sâu về cung và cầu, lạm phát, hệ thống tiền tệ và ảnh hưởng của quy định do chính phủ đề ra cùng những vấn đề khác.
* Môn Báo cáo và phân tích tài chính – Financial Reporting and Analysis: Học chi tiết về hệ thống báo cáo tài chính, đặc biệt các tiêu chuẩn quốc tế, IFRS và phân tích về nợ, thuế, hoạt động toàn cầu…
* Môn Tài chính doanh nghiệp – Corporate Finance: Học về quản trị doanh nghiệp, môn học đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp, các quyết định cơ cấu vốn.
* Môn Đầu tư vốn cổ phần – Equity Investments: Nghiên cứu đo lường danh mục đầu tư vốn, các loại chứng khoán vốn và những lĩnh vực khác.
* Môn Thu nhập cố định – Fixed Income: Nghiên cứu điểm chuẩn danh mục đầu tư, các loại bảo mật thu nhập cố định và các chủ đề phức tạp khác.
* Môn Công cụ phái sinh – Derivatives: Nghiên cứu đo lường danh mục đầu tư vốn, các loại chứng khoán vốn và những lĩnh vực khác
* Môn Đầu tư thay thế – Alternative Investments: Học về vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa và bất động sản.
* Môn Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư – Portfolio Management and Wealth Planning: Học kiểm tra các yếu tố cần thiết để quản lý các loại danh mục đầu tư thành công.
Các thí sinh hoàn thành chương trình học CFA theo các môn học ở trên sẽ mất khoảng 300 giờ học đối với mỗi cấp độ. Theo đó, học viên sẽ dành khoảng 10 đến 15 giờ/tuần, trong vòng 6 tháng cho một cấp độ tương đương khoảng 2,5 tháng hoàn thành một môn học. Ngoài ra, học viên cần có 4 năm kinh nghiệm liên quan đến ngành tài chính để nhận được danh hiệu hội viên CFA cho mình.
Riêng ở cấp độ 3, bài thi sẽ tập trung vào một số môn chuyên sâu hơn như:
* Tiêu chuẩn đạo đức và chuyên nghiệp – Ethical and Professional Standards
* Tài chính hành vi, nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức – Behavioral Finance, Individual Investors and Institutional Investors.
* Kỳ vọng thị trường vốn, định giá thị trường và phân bổ tài sản – Capital Market Expectations, Market Valuation and Asset Allocation.
* Quản lý danh mục đầu tư và thu nhập cố định – Fixed Income and Equity Portfolio Management.
* Đầu tư thay thế, quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phái sinh – Alternative Investments, Risk Management, and the Application of Derivatives.
* Danh mục đầu tư: Đánh giá và phân bổ và Tiêu chuẩn thực hiện đầu tư toàn cầu – Portfolio: Execution, Evaluation and Attribution, and Global Investment Performance Standards.
4. Những lợi thế cực lớn khi bạn sở hữu chứng chỉ CFA
Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhiều người chọn chứng chỉ CFA để tạo lợi thế cạnh tranh và bước khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai vì những lợi thế sau:
- Cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp, giúp bạn thăng tiến không giới hạn trong công việc.
- Khi trở thành CFA Charterholder, bạn sẽ có cơ hội mở rộng cơ hội việc làm trong ngành tài chính khi nắm trong tay những lợi thế cùng một loạt các kiến thức, công cụ về phân tích đầu tư tài chính chuyên sâu nhất.
- Chứng chỉ CFA là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp có giá trị toàn cầu, được công nhận rộng rãi tại hơn 165 quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực tài chính, dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác cùng lĩnh vực tùy theo từng quốc gia. Tại Việt Nam, nếu đỗ CFA Level 1 hoặc CFA Level 2 trở lên, trong kỳ thi sát hạch nghề chứng khoán, bạn sẽ được miễn giảm tới 3/7 chứng chỉ chuyên môn.
- Chứng chỉ CFA không những giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong nghề nghiệp mà còn mang đến cho bạn mức lương đáng mơ ước cùng những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Bên cạnh đó, chứng chỉ CFA cũng không làm bạn mất quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công việc hiện tại vì bạn hoàn toàn có thể sắp xếp tham gia học và thi lấy chứng chỉ CFA vào những buổi cuối tuần.
- Học phí cho bằng CFA chỉ bằng khoảng 30 – 50% so với học bằng MBA. Như đăng ký học tại SAPP, mức học phí từ 12 triệu – 20 triệu đồng mỗi cấp độ tùy thuộc vào từng thời điểm đăng ký học, học phí đã bao gồm số lượng bài test online, mock exam, giáo trình, tài liệu học độc quyền… Nếu xét về loại bằng cấp chuyên môn cao, mức học phí đó không hề cao. Hơn nữa, bạn có thể vừa học vừa làm rất thuận tiện, không ảnh hưởng tới công việc hiện tại của mình. Tại SAPP luôn có những lớp học buổi tối và cuối tuần cho các học viên lựa chọn để học song song với công việc đang làm của mình, đồng thời thường xuyên có các suất học bổng giá trị. Vì vậy chứng chỉ CFA hoàn toàn là một khoản đầu tư hợp lý cho một loại chứng chỉ chuyên môn cao cấp.
5. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến
Chứng chỉ CFA tăng cường lượng kiến thức và cải thiện hiệu suất làm việc của bạn, giúp cơ hội nghề nghiệp đến nhiều hơn và sự thăng tiến trong công việc cũng nhanh chóng hơn. Hiện nay các công ty tài chính lớn trên thế giới thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có chứng chỉ CFA hơn là MBA, vì tính chuyên sâu và cụ thể trong từng lĩnh vực tài chính mà CFA mang lại.
Chương trình đào tạo chứng chỉ CFA khai thác chi tiết các mô hình tài chính, quản lý danh mục đầu tư và những lĩnh vực đầu tư tương đương. Các công ty hàng đầu về đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quỹ tự bảo hiểm đánh giá cao các kiến thức nền tảng này. Vì vậy, càng nhiều cơ hội cho các Charterholder chiếm giữ vị trí quan trọng trong công ty so với các ứng viên từ lĩnh vực khác.
Những công việc, vị trí mà một người sở hữu chứng chỉ CFA có thể đảm nhiệm:
- Quản lý danh mục đầu tư
- Nghiên cứu tài chính và đầu tư
- Tư vấn đầu tư
- Phân tích và quản trị rủi ro
- Xây dựng chiến lược đầu tư
- Kế toán, kiểm toán
- Phân tích tín dụng
- Lập kế hoạch tài chính
- …
Một số loại hình doanh nghiệp mà các bạn có thể đảm nhiệm những vị trí liên quan đến quản lý đầu tư như:
- Quỹ đầu tư
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng đầu tư
- Công ty bảo hiểm
- Các công ty Fintech
- …
Hiện nay, có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới yêu cầu CFA là một tiêu chuẩn trong quy trình tuyển dụng của mình. Trong đó có: JPMorgan Chase, Morgan Stanley Wealth Management, Royal Bank of Canada, BofA Securities, UBS Group, HSBC Holdings, Wells Fargo and Company, PricewaterhouseCoopers, BlackRock, TD Bank Financial Group…
Tại Việt Nam, các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia rất coi trọng những ứng viên sở hữu chứng chỉ CFA, chẳng hạn như các công ty Chứng khoán: VNDIRECT, SSI, HSC, ACBS…, công ty kiểm toán: EY, Deloitte, KPMG, PwC…, các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Vietcombank, ACB…
Theo blog.sapp