tin tức nhanh chứng khoán 1/4

TIN DOANH NGHIỆP

1) FRT: Chỉ trong hơn 1 tháng, FPT Shop mở 100 cửa hàng gia dụng

2) PV OIL “phá đỉnh” doanh thu với hơn trăm nghìn tỷ đồng trong năm 2022

3) DRC: Tăng trưởng âm trong quý 4/2022, Cao su Đà Nẵng dự lãi quý 1/2023 tiếp tục “thụt lùi”

4) EIB: SMBC hoàn tất thoái 134 triệu cổ phiếu Eximbank

5) PVB: Đem 40% tài sản đi gửi ngân hàng, PV Coating lỗ quý thứ 3 liên tiếp

6) Cienco4 (C4G) lãi quý IV/2022 gấp 6 lần cùng kỳ

7) HPG 2023: Với việc mua ròng gần 2,1 triệu cổ phiếu trong phiên 13/1/2023, chuỗi mua ròng của khối ngoại tại HPG tiếp tục được nối dài sang phiên thứ 18 liên tiếp (tổng khối lượng mua hơn 53,5 triệu cổ phiếu – giá trị 1.055 tỷ đồng)

😎 Xa hơn từ ngày 11/11/2022 (thời điểm cổ phiếu HPG bắt đầu tạo đáy), tới nay khối ngoại đã mua ròng 40 trên tổng số 44 phiên giao dịch; khối lượng mua ròng khoảng 225 triệu cổ phiếu – tổng giá trị mua ròng khoảng 3.600 tỷ đồng.

9) Khối ngoại bán ròng 25.100 tỷ đồng cổ phiếu HPG giai đoạn 2021 – 2022

_
10) KLB: Cổ phiếu giảm hơn 70%, KienLongBank rút hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên HOSE

11) VEA: Vượt 31% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế của VEAM chạm mốc 6.120 tỷ đồng

12) HPI: Tiếp tục bị phạt vì vi phạm công bố thông tin

13) C4G: Cienco4 báo lãi quý 4 tăng gấp 5,5 lần cùng kỳ

14) TDM: Hết quý IV/2022, lợi nhuận của CTCP Nước Thủ Dầu Một chỉ bằng 56% cùng kỳ

15) ACB: Thêm một gương mặt trẻ được ACB bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc

16) VCB: Thông báo tăng hạn mức rút tiền mặt qua ATM lên 10 triệu đồng/lần

17) VNZ: Dù được đánh giá là kỳ lân công nghệ, trong 3 năm gần đây Công ty cổ phần VNG liên tục chứng kiến tình trạng thua lỗ.

18) Tín Nghĩa (TIP) hoàn tất rót hơn 965 tỷ đồng vào KCN Phước An

19) Tracodi muốn thoái hết vốn Băng Dương E&C sau chưa đầy một năm đầu tư

20) Phân bón Bình Điền (BFC): Doanh thu quý 4/2022 cao gấp đôi cùng kỳ, mục tiêu 2023 lãi 220 tỷ đồng

21) Phân bón Bình Điền (BFC) lãi 236 tỷ đồng năm 2022, giảm 36% so với 2021

22) KCN Nam Tân Uyên vẫn còn 1.100 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng; EPS cả năm đạt gần 10.700 đồng

_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

23) IBC: Egroup tiếp tục bị bán giải chấp thêm 900.000 cổ phiếu IBC. Giao dịch đó đã nâng số cổ phiếu IBC bị bán giải chấp của Egroup lên hơn 13 triệu đơn vị.

24) Chủ tịch Nguyễn Hồ Hưng bán 14 triệu cổ phiếu APG trong nhịp sóng hồi
_

25) HDC: Tiếp tục phát hành thêm lô trái phiếu mệnh giá 70 tỷ đồng với lãi suất 11,5%/năm
_
=> CỔ TỨC

26) Trong 5 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ chi trả cao nhất là 15% và thấp nhất là 2,5%.

27) Vận tải SAFI (SFI) sắp trả cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền tỷ lệ 20%

* Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

– VN-Index ghi nhận 1 tuần giao dịch đi ngang với biên độ thấp, trạng thái phân hóa xuất hiện trên hầu hết các nhóm ngành. Nổi bật có nhóm chứng khoán và dầu khí đạt mức tăng tích cực.

– Thanh khoản cũng không có sự đột biến và biến động quá nhiều, thể hiện phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vào những phiên giao dịch trước tết. Đây cũng là nguyên nhân khiến VN-Index không có động lực để có thể vươn lên các vùng điểm cao phía trên. Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 8,73 điểm (+0,83%) so với tuần trước lên 1.060,17 điểm.

– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Hàng nghìn tỷ đồng EIB được trao tay thỏa thuận, khối tự doanh mua ròng nhiều mã

– Khối ngoại chấm dứt chuỗi 9 tuần liên tiếp mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

– Nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại vẫn mua ròng 1.958 tỷ đồng

– Dữ liệu cho thấy khối ngoại đã ròng rã mua ròng từ tháng 11/2022 đến nay (tính tại phiên 13/1/2023), với tổng giá trị đạt hơn 30.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1,34 tỷ USD.

– Tuần 9 – 13/1: NĐT cá nhân bán ròng khớp lệnh hơn 2.630 tỷ đồng, tập trung HPG, CTG, STB
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

28) TCB: TCBS phải nộp phạt 405 triệu đồng cho các vi phạm liên quan đến trái phiếu

29) Chứng khoán Tân Việt (TVSI) bị xử phạt 745 triệu đồng với loạt vi phạm khi phát hành, tư vấn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

30) Doanh nhân tuần qua: Ghế Chủ tịch VNG đổi chủ, ông Đỗ Thành Nhân đối diện 7 năm ngồi tù

31) Thị trường chứng khoán năm 2023: Cơ hội ở nhóm cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt cao

32) Các công ty có liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán nổi bật trong năm 2022 đang hoạt động ra sao?

33) Chủ tịch Louis Holdings ‘thổi giá’ cổ phiếu, thu lời hơn 154 tỷ đồng bằng cách nào?

_
34) Chuyên gia: Dự kiến hết quý 2, lãi suất tiết kiệm sẽ về mức 6-7%

35) Lượng trái phiếu chính phủ phát hành năm 2022 chỉ đạt 54% kế hoạch

36) Doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản có thể phát hành trái phiếu để đảo nợ trong năm 2023 là một trong những vấn đề được các chuyên gia đề cập tại tọa đàm “Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023”.

37) Bức tranh nợ xấu năm 2022: Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực

38) Gần 19 tỷ USD, kiều hối về Việt Nam vẫn khả quan

39) Giải mã 4 “ông lớn” quốc doanh không cho vay nhà ở xã hội

_
=> VIỆT NAM

40) Xuất siêu của Đồng Nai chiếm hơn một nửa của cả nước

41) Việt Nam lọt top 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới

42) Dự báo nguồn cung khu công nghiệp sẽ hạn chế vào năm 2023, trong khi nhu cầu thuê vẫn giữ ổn định, giá thuê ở cả 2 miền Bắc Nam có thể tăng 1 – 2% trong năm.

43) Nông dân bỏ mía, nhà máy đường đóng cửa: hãy để thị trường tự điều chỉnh!

44) Triển vọng ngành điện 2023: Sẽ không còn là ‘phần quà’ chia đều cho mọi nhà

45) VNDirect: PC1, BCG, Trung Nam, T&T… sẽ hưởng lợi đầu tiên từ khung giá điện tái tạo chuyển tiếp

46) Xuất khẩu trầm lắng, ngành thép năm 2023 phải dựa vào động lực đầu tư công

47) Thủ tướng: Phải gỡ được thẻ vàng thủy sản trong vòng 6 tháng tới. Đây là vấn đề có tính chất quốc gia, dân tộc, là danh dự của đất nước nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

48) Năm 2022 ngành giao thông vận tải đóng góp tích cực vào tăng trưởng của cả nước. Tỷ lệ giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải lớn cả về tỷ lệ và giá trị, là “cứu cánh” cho giải ngân của cả nước năm 2022.

49) Việt Nam đang nợ nước ngoài khoảng 139 tỷ USD, tương đương 38% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Quy mô nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức độ trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

_
=> THẾ GIỚI

50) BOJ đang là ngân hàng trung ương thu hút sự chú ý nhất. Ngân hàng sẽ Nhật Bản kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư (18/1) và các nhà đầu tư đặt cược rằng đó sẽ là cuộc họp rất căng thẳng, chỉ bốn tuần sau khi BOJ khiến thị trường choáng váng bằng việc tăng gấp đôi quy mô biên độ dao động lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn, cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn10 năm (JGB) dao động 0,5% quanh mức 0.

51) Các nhà kinh tế ước tính doanh số bán lẻ của Trung Quốc tháng 12 giảm tháng thứ 4 liên tiếp, và tăng trưởng bán lẻ trong cả năm 2022 chỉ ở mức khiêm tốn. Tuần này Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về tăng trưởng kinh tế quý 4, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp. Các nhà kinh tế ước tính doanh số bán lẻ sẽ giảm 7,8%, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp và tăng trưởng GDP hàng năm kết thúc ở mức ít ỏi 1,8%.

52) Chính phủ Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp công nghệ hàng đầu. Cấu trúc sở hữu cổ phiếu mới nhất về lý thuyết cho phép chính phủ Trung Quốc quyền bổ nhiệm giám đốc hoặc thay đổi những quyết định quan trọng của công ty.

53) Tuần qua ghi nhận chứng khoán Phố Wall nối dài đà tăng điểm, với chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng, trong bối cảnh thị trường kỳ vọng vào một chính sách “mềm mỏng” từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhà đầu tư lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

54) Tính chung cả tuần, S&P 500 tăng 2,7% và Dow Jones tăng 2%. Riêng Nasdaq tăng 4,8% và ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 11/11/2022.

55) Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Mỹ giảm 0,1% so với tháng 11. Đây là lần đầu tiên giá tiêu dùng ở Mỹ giảm sau hơn 2 năm rưỡi tăng liên tục.

56) Xuất khẩu của Trung Quốc giảm sâu, đe dọa tăng trưởng

57) Dữ liệu của chính phủ cho thấy nền kinh tế Đức đã tăng trưởng tốt hơn dự kiến, đạt 1,9% trong năm 2022 khi các biện pháp cứu trợ của chính phủ giúp nền kinh tế đầu tàu của châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột của Nga-Ukraine gây ra.

58) Tesla quyết định giảm tới 20% giá bán tại thị trường Mỹ và châu Âu

59) Dữ liệu công bố hôm thứ Năm cho thấy thặng dư thương mại của Úc bất ngờ mở rộng trong tháng 11 và cao hơn nhiều so với dự báo.

60) ‘Chi phí lãi vay toàn cầu có thể tăng thêm 8.600 tỷ USD nếu lãi suất tiếp tục tăng

61) Hàn Quốc tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát

62) GDP tăng nhanh nhất thế giới, nền sản xuất Ấn Độ vẫn trì trệ

63) Tỷ phú Elon Musk chuẩn bị hầu toà vì cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán

64) Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Mỹ “quay lại” với TPP

65) Trung Quốc công bố gần 60.000 ca tử vong liên quan COVID-19 trong tháng qua

66) Ấn Độ đã vượt Nhật Bản để trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới trong năm 2022

_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

67) Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng ngày thứ 5 liên tiếp, chính thức vượt mốc 21.000 USD

68) Thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ kêu gọi cấm hẳn tiền điện tử

69) Bloomberg: Quỹ ETF tiền điện tử đang tăng nhanh

70) Quỹ Sequoia vẫn lạc quan về tiền điện tử

_

71) Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ, bà Cecilia Rouse, mới đây cho biết ông Biden không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều đợt xả dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR).

72) Tổng thống Joe Biden hồi tháng 4 năm ngoái đã quyết định giải phóng 180 triệu thùng từ SPR của quốc gia với thời hạn từ tháng 4 đến tháng 9/2022. Vào thời điểm thông báo được đưa ra, SPR sở hữu hơn 564 triệu thùng dầu thô. Hiện tại, con số đó đã giảm xuống còn 371 triệu thùng và là khối lượng thấp nhất trong SPR kể từ năm 1983.

73) Quan chức Qatar dự báo châu Âu sẽ quay lại sử dụng khí đốt của Nga

74) Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của Mỹ đang hướng tới các mức kỷ lục mới, ngay cả Tesla và cơn sốt xe điện cũng không thể chặn đứng cơn khát dầu mỏ của Mỹ, tại sao?

75) Bộ trưởng Năng lượng UAE: OPEC+ đối mặt với ‘triển vọng không ổn định’ về cung và cầu

_

76) Giá vàng thế giới nhảy vọt lên đỉnh 9 tháng, có lúc chạm mốc 1.900, trong nước tăng dè dặt

77) Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng do kỳ vọng Fed sẽ mềm mỏng hơn. Chỉ số Dollar Index chốt tuần ở mức gần 102,2 điểm, giảm hơn 1,6% trong tuần.

78) Tiền tệ châu Á tăng giá mạnh do Trung Quốc mở cửa thị trường sau khi kết thúc chính sách kiểm soát chặt chẽ để chống Covid-19.

79) Đồng baht đã mạnh lên 3,5% trong hai tuần đầu tiên của năm 2023, nhiều hơn bất kỳ đồng tiền nào ở châu Á, với các vị thế tăng giá đạt mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2018.

80) Những người tham gia thị trường tiền nhận định có 89,6% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Hai.

81) JPY/USD tăng 3,4% sau 2 phiên

_

82) Giá khí tự nhiên thấp nhất 18 tháng

83) Châu Âu dường như đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn diện vào mùa Đông này. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo rằng một mùa Đông khắc nghiệt vẫn có thể xảy ra vào năm tới.

84) Hiện tại, EU đang tiếp cận các nhà cung cấp khí đốt lớn như Norway, Algeria và Mỹ, cũng như các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Phi và Trung Đông. Vào năm 2023, EU sẽ có một sự thay đổi mang tính lịch sử khi đã đề ra các kế hoạch khẩn cấp cho các nước thành viên để đến tháng 3 mỗi nước sẽ cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ. Trong khi đó, Nga đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.

85) Giá quặng sắt cao nhất 17 tháng, thép tăng

86) Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng phiên thứ 3 liên tiếp và giá ngô tăng lên mức cao nhất 1,5 tuần, do lo ngại thời tiết xấu tại khu vực Nam Mỹ.

 

Theo Thông Tô Tổng hợp

Similar Posts