CÔNG THỨC CAPM

Công thức CAPM viết tắt của từ Capital asset pricing model – CAPM được áp dụng phổ biến trong quá trình làm định giá cổ phiếu chuyên nghiệp. Bài viết này Vnstockmarket xin chia sẻ một số thông tin về công thức CAPM và cách ứng dụng công thức này trong đầu tư chứng khoán, ở thị trường Việt Nam. 

Công thức mô hình định giá CAPM

Như hình vẽ minh họa, công thức toán học của CAMP bao gồm:

Ri : Giá trị sinh lời yêu cầu (kỳ vọng) của cổ phiếu

Rf : Lãi suất phi rủi ro 

βi : chỉ số Beta

Rm: Mức sinh lời kỳ vọng của thị trường chứng khoán.

Ứng dụng của công thức CAMP:

CAMP được ứng dụng để tính mức tỷ lệ sinh lời kỳ vọng Ri của tài sản đầu tư. Trong đó ứng dụng phổ biến nhất của tỷ lệ Ri là sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu nhằm chuyển các giá trị tương lai của dòng tiền có thể nhận được từ tài sản đầu tư về giá trị hiện tại. 

Cụ thể hơn, trong các phương pháp định giá tài sản/chứng khoán, phương pháp chiết khấu dòng tiền là một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến và có tính ứng dụng cao. Một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến:

  • FCFF – Free cash flow to Firm: Dòng tiền tự do chảy về doanh nghiệp
  • FCFF – Free cash flow to Equity: Dòng tiền tự do chảy về vốn chủ sở hữu
  • DDM – Discounted dividend model: Chiết khấu dòng cổ tức

Cách tính toán công thức CAMP tại thị trường Việt Nam:

Nhắc lại công thức: Ri = Rf + βi x (Rm -Rf) 

Trong đó các biến số tại thị trường Việt Nam thông thường sẽ được lấy tham chiếu từ các nguồn: 

Lãi suất phi rủi ro (Rf):

  • Lãi suất trái phiếu kho bạc /chính phủ kỳ hạn 10~50 năm cho tài sản dài hạn (cổ phiếu)
  • Lãi suất trái phiếu kho bạc/chính phủ kỳ hạn tương ứng với kỳ đáo hạn của tài sản (trái phiếu)

Chỉ số Beta (β):  Beta = Covar(Ri,Rm) / Var(Rm)

Mức sinh lời thị trường: Rm

Rm  (Rmarket) thông thường được lấy tham chiếu từ các chỉ số Index ở thị trường chứng khoán. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam các chỉ số thường được lấy tham chiếu hợp lý cho mục đích tính toán công thức CAPM và định giá nói chung:

Công thức CAPM điều chỉnh: Ra =Rrf + Ba *(Rm – Rrf)

công thức CAPM trong đầu tư chứng khoán

Trong đó các biến số được giữ nguyên, chỉ riêng chỉ số Beta được ước tính khác với cách ước tính thông thường:

Beta điều chỉnh trong công thức định giá cổ phiếu CAPM

  • Beta adjusted ~ Beta điều chỉnh
  • Beta estimated ~ Beta ước tính (beta thông thường)
  • Beta mean reverting level ~ thông thường được lấy biến số là 1 (Beta thị trường = 1)

Beta mean reverting level được hiểu là chỉ số Beta của tài sản có xu hướng “dịch chuyển” lại xu hướng biến động của thị trường. Do vậy bạn có thể thấy áp dụng công thức này, Beta điều chỉnh sẽ có giá trị gần 1 hơn là Beta thông thường.

   Về cơ bản các trường hợp xảy ra với hệ số beta gồm:

+ Hệ số beta = 1 : Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động giá của thị trường, chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.

+ Hệ số beta < 1: Mức biến động giá của chứng khoán nhỏ hơn mức biến động giá của thị trường. Chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức thay đổi của thị trường.

+ Hệ số beta > 1: Mức biến động giá của chứng khoán lớn hơn mức biến động giá của thị trường. Chứng khoán này có khả năng sinh lời cao nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn.

+ Hệ số beta < 0: Cổ phiếu có biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

 

Vnstockmarket

 

 

Similar Posts