Nhà đầu tư chiến lược và Cổ đông chiến lược

Khác với nhà Nhà đầu tư tài chính, Nhà đầu tư chiến lược hay Cổ đông chiến lược ngoài năng lực tài chính còn được kỳ vọng có khả năng mang lại cho doanh nghiệp đầu tư nhiều yếu tố quan trọng như công nghệ tiên tiến, nhân sự kỹ thuật cao hay hỗ trợ mở rộng thị trường sản phẩm…

Bởi vậy vai trò và ảnh hưởng của nhà đầu tư chiến lược ở một doanh nghiệp cụ thể là rất quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp trẻ hoạt động trong những lĩnh vực yêu cầu yếu tố công nghệ, kỹ thuật cao. Đây cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam thay vì bán cổ phần trong nước, thì thường tìm kiếm các tập đoàn lớn ở các nước phát triển làm đối tác cổ đông chiến lược.

Trên lý thuyết sự kết hợp giữa một doanh nghiệp bản địa có lợi thế về khả năng tiếp cận thị trường, thông thuộc văn hóa kinh doanh, pháp luật với một tập đoàn nước ngoài có tìm lực về tài chính, công nghệ kỹ thuật và trình độ quản trị cao là công thức hoàn hảo cho sự thành công. Sự hiện diện và cả rời đi của một cổ đông chiến lược trước hay sau đều tạo ra các ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp đó.

Nhà đầu tư chiến lược tìm kiếm gì từ doanh nghiệp đầu tư?

Nhà đầu tư chiến lược không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi ích kinh tế từ cổ phần đầu tư vào doanh nghiệp, bởi cổ đông chiến lược trong nhiều trường hợp chỉ nắm giữa một lượng nhỏ cổ phần (dưới 5%). Vì thực tế, họ còn mong muốn nhiều hơn thế cũng giống như chính kỳ vọng từ doanh nghiệp đầu tư. Do vậy ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược còn có thể dựa vào doanh nghiệp được đầu tư:

  • Tìm hiểu thị trường mới: văn hóa, luật pháp, môi trường kinh doanh, thói
  • Tạo ảnh hưởng đến thị trường địa phương thông qua doanh nghiệp đầu tư, làm bàn đạp cho các dự án sau này.
  • Cung cấp bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, công nghệ… cho doanh nghiệp đầu tư như một đơn vị cung cấp chiến lược đôi khi là nhà cung cấp độc quyền.
  • Tạo tiền đề để cho cơ hội M&A mua bán – sáp nhập doanh nghiệp đầu tư sau này.
  • Đặc quyền mua thêm cổ phần từ doanh nghiệp đầu tư.

Các quy định pháp luật liên quan khác:

Nhà đầu tư chiến lược có quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa và số lượng nhà đầu tư chiến lược ở mỗi doanh nghiệp là không quá 3 cá nhân, tổ chức. Và các nhà đầu tư này không được chuyển nhượng số cổ phần này cho bên khác trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu vi phạm thì nhà đầu tư sẽ phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật.

Điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược

  • Nhà đầu tư phải có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
  • Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất có lãi, không lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần.
  • Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về những nội dung sau:

+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược. Trong trường hợp doanh nghiệp nằm trong danh sách thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ doanh nghiệp cổ phần sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 05 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Giá bán cổ phần cho cổ đông chiến lược

  • Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.
  • Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đă thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai thì giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.

Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá bán bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược.

Khi đăng ký quyền mua cổ phần, nhà đầu tư chiến lược phải thực hiện đặt cọc ngày 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Trong trường hợp từ chối quyền mua thì nhà đầu tư sẽ mất cọc.

Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải được hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Một số nguồn tham khảo: 

Luathoangphi
Thebank
Wikibatdongsan

Similar Posts