Nên mua chứng chỉ quỹ Trái phiếu hay gửi tiết kiệm

Có 10 triệu muốn tìm kênh an toàn thì nên đầu tư chứng chỉ quỹ trái phiếu hay gửi tiết kiệm sẽ có lợi nhuận tốt hơn?

Đầu tư tài chính cá nhân là một trong những bước quan trọng đầu tiên cho bất cứ ai mong muốn đạt được mục tiêu tự do tài chính. Trong đó việc lựa chọn các kênh đầu tư khôn ngoan, bắt đầu với những khoản tiền tiết kiệm nhỏ nhất là nền tảng để xây dựng những thói quen và tư duy tốt cho các quyết định đầu tư quan trọng hơn sau này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết câu hỏi ở trên, bằng cách giải quyết từng vấn đề dưới đây: 

1.  Gửi tiết kiệm và đầu tư chứng chỉ quỹ trái phiếu, kênh nào có lợi nhuận cao hơn?

Để giải quyết vấn đề đầu tiên, cũng là vấn đề quan tâm nhất này, vui lòng bạn đọc xem video dưới đây:

Video so sánh lợi nhuận trong giai đoạn từ đầu năm 1/2020 đến hết tháng 3/2022 giữa gửi tiết kiệm với lãi suất có kỳ hạn 6%/năm (mức lãi suất trung bình trên thị trường giai đoạn này) và hiệu quả đầu tư chứng chỉ quỹ (CCQ), với 4 loại CCQ tương đối thịnh hành trên thị trường:

  1. Quỹ trái phiếu Bảo Thịnh VFF – Vinacapital. Link nguồn thông tin tại đây.
  2. Quỹ trái phiếu DCBF – Dragon Capital Link nguồn thông tin tại đây. 
  3. Quỹ đầu tư trái phiếu SSIBF – Công ty chứng khoán SSI Link nguồn thông tin tại đây.
  4. Quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF – IPA Asset management (thuộc công ty chứng khoán VND)
    Link nguồn thông tin tại đây.

Qua đó ta có thể thấy xét trên khía cạnh đầu tư dài hạn thì 3/4 quỹ trái phiếu có lợi nhuận tốt hơn so với mức lãi suất gửi tiết kiệm bình quân, riêng SSIBF có mức lãi suất thấp hơn (*). Tuy nhiên trên khía cạnh đầu tư dài hạn, còn ngắn hạn thì sao?

2. Trong ngắn hạn lựa chọn kênh gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng chỉ quỹ trái phiếu?

Phần lớn các chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu được cho là không quá phù hợp cho việc mua nắm giữ dưới 6 tháng. Lý do chính là do chi phí bán sớm loại chứng chỉ quỹ này thường tương đối cao.

Bảng phí mua bán chứng chỉ quỹ trái phiếu

Tuy nhiên vẫn có những chứng chỉ quỹ được thiết kế phù hợp cho việc đầu tư ngắn hạn như SSIBF, bởi chi phí bán lại CCQ rẻ hơn hẳn so với các loại chứng chỉ quỹ khác, như bảng tổng hợp thông tin ở trên.

Tuy nhiên cũng chính vì phục vụ mục đích thanh khoản tốt hơn, danh mục đầu tư của SSI cũng tập trung vào nhiều vào các loại tiền gửi ngắn hạn hơn. Nên lợi nhuận quỹ thường thấp hơn so với các quỹ thông thường khác (*).

Lãi suât gửi tiết kiệm vs chứng chỉ quỹ trái phiếu

Chúng ta thử tính toán thực tế: Nếu gửi tiết kiệm 10 triệu VNĐ trong 3 tháng đầu năm 2022 (Quý I/2022) tại ngân hàng VPB, thì mức lợi nhuận của bạn sẽ đạt được là:

10,000,000 x 3.6% x (3/12) = 90,000 VND (Chín mươi ngàn đồng)

Lợi nhuận chứng chỉ quỹ trái phiếu

Nhưng nếu Quý I/2022, bạn mua chứng chỉ quỹ trái phiếu của một trong các quỹ trái phiếu ở trên, thì lợi nhuận của bạn sẽ là: 

  1. CCQ VFF:       10,000,000 x 2.11% = 211,000 VND 
  2. CCQ DCBF:    10,000,000 x 1.69% = 169,000 VND 
  3. CCQ SSIBF:   10,000,000 x 1.58% = 158,000 VND
  4. CCQ VNDBF: 10,000,000 x 1.59% = 159,000 VND

Dễ so sánh chúng ta thấy lợi nhuận trung bình của các CCQ trái phiếu gấp gần 2 lần so với việc gửi tiết kiệm ở kỳ hạn 3 tháng. Tuy nhiên sau 3 tháng nắm giữ bạn muốn bán rút vốn thì số tiền ước tính bạn nhận được sau khi trừ thuế bán CCQ 0.1% và chi phí mua/bán nữa. Cụ thể kết quả được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Kết quả đầu tư gửi tiết kiệm và mua chứng chỉ quỹ trái phiếu

Như vậy có thể tạm kết luận nhanh rằng, nếu đầu tư ngắn hạn vào chứng chỉ quỹ trái phiếu, chúng ta cần lưu ý đặc biệt đến chi phí bán. Bởi đây là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của danh mục đầu tư trong giai đoạn này.

Và nếu lựa chọn hợp lý, chúng ta vẫn có thể đầu tư vào chứng chỉ quỹ trái phiếu (SSIBF) mà vẫn cho lợi nhuận vượt trội so với gửi lãi ngân hàng.

3. Những điều lưu ý khác về mua tư chứng chỉ quỹ & gửi tiết kiệm

Bên cạnh vấn đề về lợi nhuận & chi phí, khi lựa chọn giữa các kênh đầu tư khác nhau, chúng ta cũng cần xem những yếu tố quan trọng khác. Ở đây mặc dù 2 kênh tiết kiệm/đầu tư an toàn này có nhiều điểm tương đồng như:

  • Tài sản vốn được bảo vệ theo luật tài chính – chứng khoán
  • Mức tỷ lệ lợi nhuận trung bình và tăng trưởng ổn định
  • Tính an toàn tài sản vốn cao (rủi ro thấp)
  • Dễ dàng rút vốn và đầu tư (gửi tiền)

Thì ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý những điểm khác biệt khác:

Tổng hợp so sánh gửi tiết kiệm và đầu tư chứng chỉ quỹ
Trên đây là các thông tin và phân tích về kênh đầu tư chứng chỉ quỹ trái phiếu cùng với sự so sánh với việc gửi tiết kiệm truyền thống. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc ra các quyết định quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

 

Huy Tú – Vnstockmarket

 

Similar Posts