Cổ phiếu ưu đãi và những điều bạn cần biết

Cổ phiếu ưu đãi (CPƯĐ) là loại chứng khoán được nắm giữ bởi các cổ đông ưu đãi, có tính chất giống như cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) nhưng đem lại cho người nắm giữ một hoặc một số ưu đãi nhất định so với các cổ đông thường (người nắm giữ cổ phiếu phổ thông).

Các ưu đãi nhất định của cổ đông ưu đãi so với cổ đông thường bao gồm lợi thế nhất định về mặt cổ tức, quyền biểu quyết hay ưu tiên nhận tài sản khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể.

1. Phân loại cổ phiếu ưu đãi

Dựa vào các ưu đãi của những người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi, người ta chia CPƯĐ thành 4 loại như sau:

  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là loại CPƯĐ mà người nắm giữ nó được công ty trả cổ tức cao hơn cổ tức của cổ đông thường. Thông thường thì cổ tức của CPƯĐ không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và xác định cụ thể trên CPƯĐ.
  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là loại CPƯĐ mà người nắm giữ nó có quyền ưu tiên hơn trong việc biểu quyết trong các quyết định so cổ đông thường. Điều lệ công ty sẽ quy định số phiếu biểu quyết của CPƯĐ biểu quyết và số phiếu này luôn lớn hơn số phiếu biểu quyết của cổ phiếu thường. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu CPƯĐ biểu quyết sẽ bị hạn chế chuyển nhượng loại cổ phiếu này cho người khác. Thông thường thì ở các doanh nghiệp, CPƯĐ biểu quyết sẽ do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là loại CPƯĐ mà người nắm giữ nó sẽ được ưu tiên hoàn lại vốn góp của mình trong trường hợp công ty bị phá sản hoặc giải thế hơn so với các cổ đông thường. Thông thường, các cổ đông sở hữu CPƯĐ hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông và cũng không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi khác do công ty quy định: được một số ưu đãi được ghi cụ thể tại Điều lệ của công ty.

2. Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi

a) Đối với nhà đầu tư

Các cổ đông nắm giữ CPƯĐ luôn được ưu đãi hơn so với các cổ đông thường ở một số thuộc tính như cổ tức, quyền biểu quyết hay ưu tiên trong việc hoàn lại vốn khi công ty phá sản hay giải thế.

b) Đối với công ty cổ phần

Các công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi để thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài để gia tăng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công ty cũng có thể mua lại toàn bộ hoặc một phần số CPƯĐ đã phát hành nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn trong trường hợp công ty đang kinh doanh có hiệu quả và nguồn tiền dư thừa.

3. Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi

a) Đối với nhà đầu tư

  • Các cổ đông ưu đãi bị hạn chế tự do trong việc chuyển nhượng các CPƯĐ, qua đó cũng hạn chế khả năng kiếm lời của những người này trong trường hợp giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên.
  • Đối với CPƯĐ cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại thì các cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết, tham gia Đại hội đồng cổ đông hay các quyết định kinh doanh của công ty .
  • Việc phát hành CPƯĐ sẽ gây pha loãng cổ phiếu, giảm lợi ích của cổ đông.

b) Đối với công ty cổ phần

  • Cũng giống như cổ phiếu thường, việc phát hành CPƯĐ sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp
  • Trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản thì việc ưu tiên hoàn vốn cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu hoàn vốn sẽ gây ra áp lực không nhỏ đối với công ty.

4. Định giá cổ phiếu ưu đãi

  • Định giá cổ phiếu ưu đãi là việc xác định giá trị lý thuyết của CPƯĐ. Cơ sở để định giá cổ phiếu ưu đãi là dựa vào dòng tiền cổ tức mà nhà đầu tư được nhận từ cổ phiếu ưu đãi.
  • Đối với cổ phiếu ưu đãi cổ tức thì thông thường mức trả cổ tức sẽ là cố định và xác định cụ thể trên mỗi cổ phiếu.
  • Công thức xác định giá cổ phiếu ưu đãi:

CT dinh gia CP uu dai 

Trên đây là những hiểu biết của vnstockmarket về cổ phiếu ưu đãi, mong những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu và mua CPƯĐ của doanh nghiệp.

Công Hưng

Similar Posts