lưu ý về môi giới chứng khoán

Không có nghề nghiệp nào cao quý hay thấp hèn, miễn là kiếm tiền từ sức lao động chân chính và mang lại giá trị cho xã hội. Tuy nhiên chúng tôi không thấy được điều đấy từ nghề môi giới chứng khoán ở thị trường Việt nam. Khi bản chất công việc, tên gọi và thu nhập của nhân viên môi giới chứng khoán dễ gây lẫn lộn và hiểu nhầm cho nhà đầu tư, những người mở tài khoản tại các công ty môi giới chứng khoán.

1. Nhân viên môi giới chứng khoán không có chức năng như môi giới bất động sản

Môi giới bất động sản giúp kết nối giữa người mua và người bán, hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý, là một nghề quan trọng giúp thúc đẩy việc chào bán cũng như hỗ trợ các giao dịch bất động sản thành công. 

Tuy nhiên đối với cổ phiếu là những hàng hóa đồng nhất được niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán. Nơi mà người mua và người bán không cần ai kết nối mà chỉ việc đặt lệnh mua hoặc bán với giá đã được xác định sẵn trên thị trường là có thể hoàn thành giao dịch. Bởi vậy nhân viên môi giới chứng khoán không có chức năng môi giới (kết nối, giới thiệu) như tên gọi của nghề. 

2. Nhiệm vụ là tư vấn đầu tư, nhưng thu nhập lại dựa trên % phí môi giới. 

Lưu ý về môi giới chứng khoán

Mặc dù công việc chính của nhân viên môi giới chứng khoán là hỗ trợ khách hàng trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Nhưng tiền lương, thu nhập lại dựa trên % phí giao dịch giống như môi giới bất động sản. Chính sự sai khác bản chất này dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro đạo đức tư các nhân viên môi giới cho nhà đầu tư. 

Tuy nhiên dịch vụ tư vấn chứng khoán qua nhân viên môi giới chứng khoán hiện nay lại rất phổ biến cho các nhà đầu tư cá nhân. Chúng tôi cho rằng một dịch vụ đầu tư tốt trước tiên cơ chế phí dịch vụ phải rõ ràng, minh bạch và phục vụ đúng mục đích bản chất của nó. 

Ví dụ: phí dịch vụ tư vấn cần tách bạch phí môi giới, tránh trường hợp nhân viên tư vấn đưa ra các khuyến nghị tăng cường giao dịch, hay tăng mức sử dụng vay margin của khách hàng, để hưởng các phí tương ứng. Tuy nhiên hiện nay phí tư vấn và phí giao dịch vẫn “mặc định” lẫn lộn nhau, khi khách hàng mở tài khoản ở các công ty môi giới chứng khoán.

3. Trình độ chuyên môn đầu tư của các nhân viên môi giới chứng khoán phức tạp.

Thực tế thì hầu hết các công ty chứng khoán cũng không quan tâm nhiều đến trình độ đầu tư của nhân viên môi giới. Chủ yếu họ tuyển các nhân viên trẻ năng động chịu khó tìm kiếm khách hàng và tư vấn khách giao dịch để tạo doanh thu dịch vụ cho công ty. 

Bởi vậy tính chất công việc của họ cũng tập trung vào việc tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, hơn là tập trung vào việc nghiên cứu, tìm ra những mã cổ phiếu thực sự tiềm năng. Với tiêu chuẩn của một người từng làm đầu tư cho quỹ, M&A cho tập đoàn nước ngoài và cả… môi giới chứng khoán. Tôi không cho rằng, chất lượng chuyên môn của nhân viên môi giới chứng khoán phù hợp để đưa ra các khuyến nghị đầu tư cho kháng hàng. 

Tiêu chuẩn của chuyên viên đầu tư chứng khoán cao cấp

4. Thiếu tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Không phải tất cả, nhưng rất nhiều trường hợp nhà đầu tư rơi vào tình cảnh tổn thất, thua lỗ do nghe tư vấn, thậm chí ủy thác tài khoản cho nhân viên môi giới chứng khoán đánh hộ. Như đã nói, những trường hợp này đẩy rủi ro quá lớn cho khách hàng vào “cái tâm” của người môi giới, chưa nói đến trình độ của họ đến đâu. 

Chúng tôi cho rằng dịch vụ đầu tư chứng khoán cao cấp trước tiên cần loại bỏ yếu tố rủi ro yếu tố nàyBằng cách gắn lợi ích/thu nhập của chuyên viên đầu tư với hiệu quả đầu tư của khách hàng, hoặc ít nhất là đặt mức phí cổ định và tách riêng biệt phí tư vấn/ủy thác với các loại phí giao dịch, môi giới khác.

Để đảm bảo mọi tư vấn đầu tư hay quyết định đầu tư của bên cung cấp dịch vụ hoàn toàn vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, bởi đó cũng là lợi ích kinh tế cho chính họ. 

Chứ không phải lợi ích kinh tế của họ lại dựa trên chính chi phí gia tăng phát sinh từ các giao dịch và các khoản dịch vụ khác mà khách hàng phải trả. 

5. Thiếu các biện pháp quản lý hoạt động của nhân viên môi giới chứng khoán.

Hiện trạng hiện tại, các nhân viên môi giới thường tùy ý tư vấn khách hàng mua bán giao dịch mà không cân nhắc đầy đủ mức độ rủi ro và các yếu tố khác có phù hợp với khách hàng hay không. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng nghe tư vấn và đầu tư quá rủi ro so với khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Một số tính trạng như:

  • Đầu tư quá tập trung vào các mã chứng khoán quá rủi ro,
  • Đầu tư trung số ít mã chứng khoán,
  • Sử dụng đòn bẩy margin quá cao.

Việc chấp nhận rủi ro lớn hơn để có thể đạt được lợi nhuận lớn hơn ở các trường hợp trên là điều bình thường và cũng không hiếm. Tuy nhiên nó cần đặt đúng trường hợp và phù hợp với từng hoàn cảnh nhà đầu tư, chứ không phải nhà đầu tư nào hay khoản mục đầu tư nào cũng có thể chịu rủi ro mất đến 50% vốn. Tuy nhiên tình trạng trên vẫn rất phổ biến và các công ty quản lý nhân viên môi giới chứng khoản thường cũng không có biện pháp quản lý nào phù hợp.

Một dịch vụ đầu tư chứng khoán cao cấp cho khách hàng, cần phân loại được định tính theo thời gian mức độ rủi ro cơ bản của các loại cổ phiếu và hỗ trợ khách hàng xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro thông qua IPS của khách hàng. Có như vậy mới kiểm soát được các hoạt động tư vấn/đầu tư của chuyên viên đầu tư, nhằm hạn chế các rủi ro chuyên môn và đạo đức cho khách hàng.

Vnstockmarket

 

Similar Posts