Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác, khi xác định thời điểm chọn cổ phiếu sai hoặc chọn sai mã cổ phiếu, chúng ta cần nén đau thương để sử dụng biện pháp quản trị rủi ro là cắt lỗ cổ phiếu. Bài viết này, Vnstockmarket gợi ý cách xác định mức cắt lỗ cổ phiếu, hi vọng có thể giúp ích hơn cho anh/chị nhà đầu tư cá nhân.
Xác định mức cắt lỗ một cổ phiếu phụ thuộc vào 4 yếu tố chính:
- Khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư
- Mức độ biến động của cổ phiếu đó
- Mức độ đa dạng hóa của danh mục đầu tư
- Các yếu tố định lượng liên quan
- Các yếu tố khác
Mục lục
1. Xác định khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư
Mỗi nhà đầu tư cá nhân có khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau. Tuy nhiên với riêng số vốn đầu tư cổ phiếu – một loại kênh đầu tư tài chính tương đối biến động và rủi ro. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên xác định mức độ chấp nhận mức thua lỗ tối thiểu 15% trên tổng NAV danh mục.
Cách xác định mức độ chịu rủi ro (khả năng chịu thua lỗ tối đa) của nhà đầu tư tại đây
2. Mức độ biến động của cổ phiếu:
Để xác định mức độ biến động của cổ phiếu, thông thường chúng ta sử dụng chỉ số độ lệch chuẩn (Standard Deviation).
Thông thường nếu cổ phiếu thường xuyên biến động và mức biến động lớn thì mức cắt lỗ cổ phiếu đặt ra nên rộng hơn. Tuy nhiên mức độ biến động của cổ phiếu trong danh mục nên được xem xét tổng thể phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư và độ tương quan của các cổ phiếu khác cũng như mức độ đa dạng hóa của danh mục đầu tư.
3. Mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Số lượng cổ phiếu trong danh mục đầu tư
Số lượng càng lớn, mức độ đa dạng hóa càng được tăng lên. - Tỷ trọng phân bổ vào cổ phiếu
Khả năng chấp nhận rủi ro của một cổ phiếu tăng lên, nếu tỷ trọng của cổ phiếu đó trong danh mục nhỏ hơn và ngược lại.
Mức cắt lỗ tối đa của cổ phiếu phụ thuộc vào mức độ đa dạng hóa của danh mục đầu tư, có thể tính đơn giản theo công thức dưới đây:
λ x mức NAV chấp nhận lỗ tối đa/tỷ trọng của cổ phiếu trong danh mục
Trong đó: λ trong khoảng (0;1)
Ví dụ danh mục đầu tư phân bổ đều vào 5 cổ phiếu. Mức chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư là lỗ không quá 20% NAV, lấy λ = 0.6 thì mức cắt lỗ tối đa của cổ phiếu không nên quá:
0.6 x 20%/20% = 60%
4. Mức cắt lỗ cổ phiếu dựa trên các yếu tố định lượng khác:
4.1 Dựa trên các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp:
Đối với những người mua cổ phiếu dựa trên các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, mức cắt lỗ cổ phiếu có thể không dựa trên giá trực tiếp của cổ phiếu đó mà dựa trên các chỉ số kỳ vọng ước tính (forward) của doanh nghiệp như:
- Tốc độ tăng trưởng
- Lợi nhuận sau thuế
- Doanh thu
- EV/EBITDA
- P/E
4.2 Cắt lỗ Dựa trên các số liệu của ngành và vĩ mô:
Nhiều doanh nghiệp và cả giá cổ phiếu có chu kỳ phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ kinh doanh của ngành hoặc nền kinh tế chung. Khi các số liệu vĩ mô, ngành không đạt kỳ vọng, hoặc quá thấp ở ngưỡng nào đó, nhà đầu tư có thể xem xét cắt lỗ cổ phiếu, ví dụ:
- Tốc độ tăng trưởng ngành
- Chỉ số tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất…
5. Mức cắt lỗ cổ phiếu dựa trên các yếu tố khác:
Ngoài ra việc cắt lỗ cổ phiếu cũng có thể phụ thuộc và các yếu tố định tính khác, mà nhà đầu tư hay chuyên viên đầu tư nhận định theo kết luận của riêng mình:
- Đặc tính biến động riêng biệt của cổ phiếu
- Biến động của thị trường
- Các sự kiện, biến động liên quan khác…
Lưu ý khi xác định mức cắt lỗ cổ phiếu:
Mặc dù có nhiều phương pháp xác định mức cắt lỗ cổ phiếu khác nhau, tuy nhiên các lưu ý dưới đây đảm bảo rằng biện pháp quản trị rủi ro này được sử dụng hiệu quả:
- Mức xác định cắt lỗ phải được xác định từ trước
- Nguyên tắc cắt lỗ phải rõ ràng và có thể định lượng.
- Các biện pháp cắt lỗ đảm bảo kỷ luật như: đặt lệnh trước lệnh cut-loss, lệnh auto cutloss…
- Việc thay đổi mức cut-loss, hoặc phương pháp cut-loss cần phải vì lý do khách quan, không bị ảnh hưởng bởi tâm lý hay diễn biến của chính cổ phiếu đó.
Ngoài biện pháp quản trị rủi ro là cắt lỗ, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu các loại rủi ro đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề. Anh/chị nhà đầu tư có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Lưu ý về đa dạng hóa danh mục đầu tư