Thanh khoản trong đầu tư chứng khoán được coi là khả năng chuyển đổi thành tiền của cổ phiếu hoặc trái phiếu. Trong đó tính thanh khoản chứng khoán cao hay thấp được được đo lường bởi 3 yếu tố chính: Khối lượng chứng khoán có thể chuyển; Thời gian chuyển đổi và Chi phí chuyển đổi thành tiền:
Mục lục
1. Thanh khoản trong tài chính nói chung
Ngoài ra thanh khoản trong tài chính còn có thể hiểu chung là: (hay còn gọi là tính lỏng, tính lưu động – Liquidity) là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, biểu thị mức độ của một tài sản bất kỳ có thể mua vào, bán ra mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Số lượng giao dịch càng lớn thì tính thanh khoản càng cao.
Ví dụ: Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao do có thể dễ dàng đổi tiền sang hàng hóa bất kỳ (thông qua việc mua, bán) mà giá trị của tiền không bị thay đổi đáng kể.
Trong kế toán, các tài sản ngắn hạn được sắp xếp từ cao xuống thấp theo tính thanh khoản như sau:
- Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn
- Khoản phải thu ngắn hạn
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất do tài sản này luôn được sử dụng để thanh toán, lưu thông, tích trữ tùy theo yêu cầu của người quản lý.
Hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất do phải trải qua các giai đoạn ở các khâu mua hàng, sản xuất (nếu có), tích trữ, bán hàng rồi chuyển thành các khoản phải thu và sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
2. Ý nghĩa của tính thanh khoản:
Tính thanh khoản thể hiện mức độ linh hoạt (lưu động) và độ an toàn của tài sản, thị trường:
- Tài sản ngắn hạn/ lưu động được xem là có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít có sự biến động bởi thị trường
- Thị trường càng năng động và hiệu quả thì càng có tính thanh khoản cao.
3. Thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại.
Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những chứng khoán có sẵn trên thị trường, việc giao dịch mua đi bán lại được thực hiện dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, có khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu.
Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán vì nó giúp cho các nhà đầu tư có thể chuyển đổi tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại, chứng khoán sang tiền mặt một cách nhanh chóng từ đó giúp cho họ linh hoạt hơn trong việc đầu tư.
Khi tham gia vào thị trường này, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến yếu tố này mà còn cân nhắc khả năng bán lại chúng trên thị trường. Trong trường hợp khó tìm được người mua với giá cao hơn, tức là chứng khoán đó có khả năng hồi phục thì nhà đầu tư phải chịu tổn thất về tài chính. Và đây chính là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong chứng khoán.
- Dữ liệu tài chính phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu một công ty có uy tín, làm ăn có lãi thì cổ phiếu của công ty sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
- Chính sách, quy định của Nhà nước ở từng thời kỳ tác động trực tiếp đến tính thanh khoản của chứng khoán. Ví dụ như quy định về việc nới room nước ngoài cho các công ty đại chúng sẽ khiến cho số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tăng lên, từ đó làm tăng khả năng bán chứng khoán. Ngoài ra, yếu tố này còn tác động gián tiếp bằng cách làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một hay một số ngành nghề hoặc doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những chứng khoán liên quan đến ngành nghề, doanh nghiệp đó.
- Tâm lý của các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mắc phải tâm lý FOMO, khi thị trường khởi sắc thì tích cực tham gia thị trường. Nhưng đến khi thị trường có xu hướng giảm thì lại có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng hơn.
Công Hưng