Định giá cổ phiếu bằng tỷ số P/E không phải là phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản và “vô dụng” như phần lớn các hướng dẫn phổ biến trên mạng. Ở bài viết này, xin hướng dẫn định giá cổ phiếu bằng phương pháp so sánh có sử dụng tỷ số P/E một cách chính xác nhất mà các chuyên viên đầu tư chuyên nghiệp thường áp dụng.
Mục lục
Video hướng dẫn định giá cổ phiếu P/E
Chỉ số P/E được viết tắt của từ Pricing/Earning tức là Giá cổ phiếu/thu nhập bình quân 1 cổ phiếu. Được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán với các mục đích so sánh, định giá cổ phiếu. Hiện nay phần lớn các website tài chính, phần mềm lọc cổ phiếu đều có các chức năng tư động để hỗ trợ tính sẵn chỉ số P/E.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu P/E
Việc tính toán chỉ số P/E khá đơn giản, làm nhiều người lầm tưởng đây là cách tính định giá cổ phiếu dễ dàng. Nhưng đó không phải công việc chính của phương pháp định giá cổ phiếu P/E này.
Việc quan trọng khi định giá cổ phiếu bằng P/E:
- Tìm kiếm các doanh nghiệp tương đồng để so sánh
- Điều chỉnh các số liệu tài chính để định giá.
Sau đó chúng ta mới thay các số liệu đã điều chỉnh để tính chỉ số P/E mới và tính ra giá trị của cổ phiếu.
1. Tìm công ty so sánh để định giá cổ phiếu:
Các tiêu chí lựa chọn các công ty tương đồng có thể tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà các chuyên viên đầu tư lựa chọn các tiêu chí phù hợp, thông thường mức độ ưu tiên thường dựa trên các yếu tố như hình minh họa dưới đây:
Các tiêu chí lựa chọn công ty so sánh trong phương pháp định giá cổ phiếu P/E
Ngoài ra Quy mô doanh nghiệp còn có thể sử dụng Market cap để so sánh (như trong video đã sử dụng), hay các yếu tố biến động của giá cổ phiếu trên sàn giao dịch cũng cần phải xem xét để “tương đồng hóa” mức độ rủi ro của các doanh nghiệp dùng làm so sánh…
Các nguồn lọc doanh nghiệp để tiến hành định giá cổ phiếu:
Phần lớn các dữ liệu thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thế giới đều là các nguồn mở, nên việc truy cập và chiết xuất các thông tin này ko phải vấn đề gì lớn. Tuy nhiên không phải các nguồn nào cũng đầy đủ thông tin và update liên tục các số liệu, dưới đây là 2 nguồn thông tin mà các bạn có truy cập để lấy số liệu tài chính:
- Bloomberg.com
Kho dữ liệu tài chính đầy đủ nhất thế giới, là nguồn mà các chuyên viên đầu tư chuyên nghiệp trên toàn thế giới thường đăng ký sử dụng, tuy nhiên thì thường mất phí đăng ký. - Investing.com
Một trong những kênh tài chính quen thuộc ở thị trường Việt Nam do có nâng cấp bản Tiếng Việt. Investing cũng update tương đối đầy đủ số liệu và thông tin của các công ty trên thế giới, phần nhiều trong số đó chúng ta có thể sử dụng miễn phí.
Hướng dẫn cách chọn mẫu công ty so sánh vui lòng xem video tại đây [phút thứ 3 —> phút thứ 8].
2. Điều chỉnh số liệu trước khi tính toán định giá cổ phiếu:
Việc điều chỉnh số liệu kế toán và các số liệu tài chính liên quan là điều tối quan trọng bất kể với phương pháp định giá nào. Trong đó các số liệu dưới đây bắt buộc phải điều chỉnh để công ty định giá và mẫu các công ty so sánh có thể trở lên “tương đồng” hơn:
- Lợi nhuận sau thuế —> lợi nhuận kinh doanh cốt lõi sau thuế (organic income)
- Loại hình pháp lý công ty; “mức độ” minh bạch, công khai tuân thủ luật pháp (Exchange stock)
- Môi trường hoạt động kinh doanh…
Ví dụ cụ thể:
Các điều chỉnh trong video là đơn giản nhất ở yết tố đầu tiên (chỉ điều chỉnh lợi nhuận sau thuế theo các số liệu kế toán rút gọn). Ngoài ra chi tiết hơn, cổ phiếu MCH có thể coi là cổ phiếu chưa niêm yết chuẩn. Trong khi đó các công ty lấy mẫu đều là các công ty niêm yết đại chúng.
Do đó về mức độ cam kết minh bạch thông tin và tuân thủ các quy định chuẩn của sàn chứng khoán, thì MCH ở mức độ thấp hơn. Dẫn đến kết quả định giá cổ phiếu MCH có thể phải điều chỉnh P/E thấp hơn.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Hoặc qua video dưới đây: