Cũng giống như các hình thức đầu tư chứng khoán khác, khi đầu tư thông qua các quỹ, nhà đầu tư cũng cần phải trả các chi phí dịch vụ phát sinh. Nội dung bài viết này xin chỉ ra và so sánh chi phí nếu nhà đầu tư phải chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp (qua quỹ góp vốn).
Mỗi loại quỹ đầu tư đều có các điều khoản hoạt động cụ thể về các loại phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty quản lý quỹ hay các chi phí mà Quỹ phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Thông thường các chi phí này được thể hiện thông qua Bản cáo bạch và Điều lệ Quỹ tại thời điểm thành lập. Dưới đây là các loại chi phí chính mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Phí mua chứng chỉ quỹ hay còn gọi là phí phát hành: Nhà đầu tư trả cho công ty quản lý quỹ (QLQ) khi phát hành chứng chỉ quỹ ban đầu hoặc tăng vốn. Chi phí này giao động tùy theo chính sách từng quỹ và khối lượng chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư mua (càng lớn thì chi phí càng nhỏ), thông thường ở mức nhỏ hơn 1%.
- Phí quản lý quỹ là phí mà quỹ phải trả định kỳ (thông thường hàng tháng) cho công ty quản lý quỹ để thanh toán dịch vụ quản lý. Phí này thường giao động khoảng đối với quỹ chủ động 1% –> 2%/năm và quỹ chỉ số thông thường ở mức 0.6 –> 0.8%/năm.
- Chi phí hoạt động: gồm các chi phí như chi phí môi giới, tiền lương, thưởng cho ban vận hành quỹ, kiểm toán, định giá tài sản quỹ, hành chính. Trong đó đáng lưu ý nhất là chi phí môi giới (Trả cho công ty môi giới khi phát sinh giao dịch) và chi phí tiền lương, thưởng cho ban vận hành quỹ.
Tùy thuộc vào chính sách, chiến lược đầu tư của từng quỹ. Đối với các quỹ có chiến lược đầu tư chủ động cao thì 2 loại chi phí môi giới và tiền lương thưởng thường cao hơn. Đây cũng là vấn đề khi đầu tư vào quỹ nhà đầu tư cần lưu ý đọc kỹ bảng cáo bạch và điều lệ, vì có thể dễ phát sinh các vấn đề rủi ro đạo đức và làm hao mòn lợi nhuận đáng kể của nhà đầu tư.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chi phí hoạt động của một quỹ chủ động hiệu quả nên duy trì trong khoảng 2–>3% và không quá 4%. Đối với quỹ bị động chi phí này thông thường ở mức dưới 1% là hợp lý. - Chi phí rút trước đối với quỹ mở (quỹ đóng chứng chỉ quỹ được giao dịch trên sàn chứng khoán để rút vốn, nhà đầu tư bán trực tiếp chứng chỉ quỹ này trên sàn)
Tùy theo thời gian rút vốn. Chi phí này có thể lên đến 2 hoặc 3% nếu khách hàng rút trong thời gian ngắn (dưới 1 hoặc 3 tháng), tuy nhiên nếu thời gian nắm giữ tương đối lâu từ sau 2 năm thì sẽ không bị tính phí, hoặc thu mức phí nhỏ tương đương phí giao dịch chứng chỉ quỹ.
Tổng kết chi phí thông thường nhà đầu tư cần phải trả khi đầu tư thông qua các quỹ:
Các loại chi phí | Quỹ chủ động | Quỹ bị động (ETF) | Note |
Phí phát hành | 0% –>2% | 0% –>0.5% | Nhà đầu tư trả trực tiếp |
Phí Quản lý | 1.2% –> 2% | 0.6% –> 0.8% | Quỹ đầu tư trả cho đơn vị quản quỹ |
Chi phí hoạt động | 2% –> 3% | 0.5% —> 1% | Quỹ đầu tư trả cho các công ty dịch vụ |
Phí rút trước/mua lại | 0% –>2% | 0 –>0.5% | Cao hơn nếu rút sớm; nhà đầu tư trả trực tiếp |
Tổng chi phí dự kiến | 3.2% –>9% | 1.1% –>2.8% |
Dưới đây một ví dụ về bảng phí dịch vụ của một Quỹ ở Việt Nam:
Quỹ chủ động (quỹ mở) VCBS:
Quỹ ETFVN30 – Dragon capital
Quỹ VEOF – Vinacapital