Vinamilk từng là một trong những cổ phiếu sáng nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, “con bò sữa vàng” của nhiều quỹ đầu tư hàng đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán năm 2021, cổ phiếu vàng một thời VNM lại đi ngược xu hướng. Bài viết này xin chia sẻ quan điểm của Vnstockmarket với 5 lý do tại sao cổ phiếu VNM giảm mạnh và đưa ra một số nhận định cổ phiếu VNM:
Mục lục
1. Triển vọng kinh doanh VNM không sáng:
- Tăng trưởng tiêu thụ sữa giảm:
Giai đoạn trước năm 2020, thị trường tiêu thụ sữa tăng trưởng ở mức 2 con số (trên 10%). Giai đoạn 2021-2025 mức tăng trưởng được dự báo chỉ còn 7%-8%. Thưc tế do ảnh hưởng của đại dịch, con số này có thể còn thấp hơn nhiều. Là một doanh nghiệp đầu ngành chiếm tới 60% thị phần, VNM bị ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến bất lợi của nhu cầu thị trường. Điều này lý giải tại sao cổ phiếu VNM giảm mạnh trong thời gian qua. - Kết quả kinh doanh VNM giảm:
Luỹ kế 9 tháng năm 2021, doanh thu Vinamilk 45.100 tỷ đồng, giảm 0.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.914 tỷ đồng, giảm 6,5%. Trong khi đó nhiều đối thủ trong ngành sữa lại công bố các kết quả kinh tốt như QNS, ADB. - Giá nguyên vật liệu nhập khẩu dự báo tiếp tục ở mức cao:
Hơn 65% nguyên vật liệu sản xuất của VNM là nhập khẩu. Thêm vào đó trong giai đoạn dịch bênh Covid, việc vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn với chi phí vận tải tăng lên nhiều lần. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của Vinamilk và làm giảm giá cổ phiếu.
2. Định giá cổ phiếu VNM giảm do động lực tăng trưởng kém:
Thu nhập của một cổ phiếu đến từ 2 yếu tố: cổ tức (Dividend stock) và tăng giá (Growth stock). Lý do cổ phiếu VNM luôn được định giá “đắt” trong những giai đoạn trước năm 2020, vì doanh thu và lợi nhuận của công ty luôn đạt tăng trưởng cao và ổn định. Tức được định giá cao nhờ kỳ vọng tăng trưởng lớn (giúp tăng giá cổ phiếu). Sau giai đoạn 2020 rõ ràng yếu tô tăng trưởng của cổ phiếu VNM bị đánh giá thấp và đặt câu hỏi rất nhiều. Do vậy mức định giá P/E trên 2x không còn được duy trì nữa.
3. Cơ cấu tài sản với lượng tiền mặt lớn:
Trong giai đoạn dịch bệnh, giá cả tài sản “lạm phát”, bất động sản, chứng khoán, tài sản tài chính… đều tăng mạnh. Chỉ có lãi suất tiền gửi ngân hàng, trái phiếu là giảm. Việc duy trì cơ cấu tài sản ở dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lớn trong giai đoạn này cũng gây nhiều bất lợi về khả năng sinh lời trên tài sản, gây áp lực cho cổ phiếu Vnm giảm mạnh.
4. Hoạt động M&A chưa mang lại hiệu quả rõ rệt:
Sau mỗi thương vụ M&A đáng kể, diễn biến giá cổ phiếu của công ty luôn có nhiều tác động cả về ngắn hạn hay dài hạn, tùy thuộc vào phản ứng của cổ đông. Masan Group (MSN) là một trong những ví dụ điển hình về M&A trong giai đoạn dịch bệnh covid này, với thương vụ mua lại hệ thống cửa hàng Vinmart. Giá cổ phiếu MSN bị cổ đông sau đó bán tháo giảm gần 50%, nhưng sau đó chỉ gần một năm với các báo cáo tích cực từ chuỗi bán lẻ này, cổ phiếu MSN đã tăng trở lại mạnh mẽ nhiều lần.
Đối với trường hợp VNM, sau khi mua lại GTN, VLC mặc dù không phải thương vụ lớn như MSN mua Vinmart, nhưng việc các tác động tích cực đến kết quả kinh doanh từ các thương vụ này đến nay vẫn chưa được thể hiện, cũng có thể gây thêm xói mòn niềm tin của các cổ đông và thị trường.
5. Đội ngũ R&D chưa thực sự sáng tạo
Tiếp tục so sánh Vinamilk với Masan Consumer, thì rõ ràng số lượng sản phẩm mới thành công tung ra thì trưởng của Masan trong nhiều năm trở lại đây khó kể hết. Ngược lại các sản phẩm của Vinamilk dường như vẫn rất truyền thống và không có nhiều sự đổi mới. Mặc dù chúng tôi bắt đầu thấy các sản phẩm đồ uống hoa quá, sữa hoa quả, nước lọc… mới của Vinamilk những có vẻ những sản phẩm này chưa thực sự thành công trên thị trường.
Trong khi tăng trưởng của thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực có xu hướng giảm tốc, việc tìm kiếm thành công mới từ các sản phẩm mới là điều rất quan trọng để giúp công ty tăng trưởng doanh thu hay giúp cổ phiếu VNM ngừng giảm mạnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu VNM
Nhận định cố phiếu Vinamilk trong ngắn hạn?
Liệu cổ phiếu VNM có tiếp tục giảm? Điều này theo Vnstockmarket các yếu tố sau đây sẽ quyết định rằng cổ phiếu VNM sẽ tăng trở lại hay không ở năm 2022 (ngắn hạn):
- Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021 và các quý tiếp theo.
Các quý tiếp theo sẽ là các giai đoạn quan trọng đánh giá cổ phiếu VNM, bởi đây sẽ là thời điểm nhạy cảm để trả lời cho các “hi vọng” rằng: các kết quả kinh doanh của VNM bị ảnh hưởng ngắn hạn do đại dịch, hay thực chất là do VNM đã đạt đến ngưỡng tăng trưởng giới hạn. Các kết quả này cần được đánh giá tổng quát với sự phụ hồi của nhu cầu tiêu thụ sữa, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành và tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào. - Lãi suất ngân hàng
Trong trường hợp VNM không còn được kỳ vọng là cổ phiếu tăng trưởng, thì sẽ được định giá sẽ chú trọng hơn phần dòng tiền trả cổ tức. Với mức cổ tức bằng tiền mặt hiện tại được duy trì khoảng 35% mỗi năm. Vùng giá 75-80 của VNM sẽ là mức hỗ trợ vững chắc trong điều kiện lãi suất tiền gửi thấp như hiện nay ~ 6%/năm.
Dự đoán cổ phiếu VNM trong trung hạn, liệu có thể tăng trưởng trở lại?
Trong trung hạn Vnstockmarket tin tưởng giá cổ phiếu Vinamilk có thể phục hồi nhờ yếu tố chính là biên lợi nhuận được cải thiện nhờ:
- Chi các dự án phát triển nguồn cung nguyên liệu trong nước dần hoàn thiện, giúp VNM giảm chi phí giá vốn.
- Tiếp tục chiến lược phát triển các sản phẩm đồ uống khác có lợi nhuận biên cao hơn dựa trên ưu thế thương hiệu và lợi thế chiết khấu thương mại cũng có thể gia tăng
- Gia tăng doanh thu từ các thị trường xuất khẩu.
Tham khảo dịch vụ đầu tư chứng khoán cao cấp của ITE group tại đây
Vnstockmarket