Những ai đang tham gia thị trường chứng khoán, ai đang là đối thủ, là bạn đồng hành chung lợi ích với bạn, hay ai là những người bạn cần đề phòng, cần lưu ý, hay có thể tin tưởng… Bài viết dưới đây, Vnstockmarket xin liệt kê các thành phân tổ chức, cá nhân tham gia trên thị trường chứng khoán:
Các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán:
1. Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Tổ chức đầu tư chuyên nghiệp tham gia trên thị trường chứng khoán có thể chia làm 3 loại chính:
1.1 Nhà đầu tư (cổ đông) sáng lập:
- Góp vốn thành lập và xây dựng doanh nghiệp
- Thường nắm giữ trên 5% cổ phần doanh nghiệp cho đến thể sở hữu phần lớn cổ phần.
- Nắm quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp, hoặc ít nhất là tham gia vào việc điều hành quản lý doanh nghiệp.
- Bị hạn chế quyền giao dịch cổ phiếu ở một số giai đoạn, và phải công bố đại chúng khi giao dịch chứng khoán.
1.2 Nhà đầu tư chiến lược:
Thường góp vốn vào doanh nghiệp những giai đoạn tiếp theo
- Sở hữu những lợi thế về kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn tài chính, vị thế ngành nghề, thị trường…. và có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạnh từ các lợi thế đó của họ.
- Có thể nắm giữ số lượng cổ phần tượng trưng cho đến số lượng cổ phần lớn đáng kể.
- Có dự định đầu tư dài hạn lâu dài cùng doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp hai thành phần nhà đầu tư trên là quan trọng nhất, họ quyết định đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp cũng như các vấn đề quan trọng khác. Đặc biệt trong đó có lợi ích của cổ đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nếu như các anh/chị nhà đầu tư đã đọc các bài viết về rủi ro đạo đức trong đầu tư chứng khoán, thì thành phần cổ đông này quyết định phần lớn đến loại rủi ro này.
Khi đầu tư vào các doanh nghiệp, nếu nhận thấy nhà đầu tư sáng lập và chiến lược của doanh nghiệp là những đơn vị có “dính tràm” tai tiếng ở việc điều hành doanh nghiệp, gian lận, làm giá trên thị trường chứng khoán, thì chúng ta cần hết sức đề phòng.
Bảng đánh giá rủi ro đạo đức của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
2. Tổ chức đầu tư tài chính:
2.1 Tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp:
- Bao gồm các quỹ, công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán… chuyên nghiệp như Vinacapital, Dragon Capital…
- Họ thường nắm giữ dưới 5% cổ phần của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có thể nắm giữ nhiều hơn.
- Thời gian nắm giữ từ thường hơn 1 năm trở lên, một số quỹ có thể nắm giữ lâu hơn 5-10 năm.
- Thường không can thiệt sâu vào nội bộ quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp đáng kể về mặt tư vấn, nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đầu tư ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Sự góp mặt của các tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp vào thành phần cổ đông của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp sẽ có lợi cho cổ đông thiểu số, cổ đông nhỏ lẻ, do:
- Họ thường yêu cầu và chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp có hệ thống quản trị lành mạnh và minh bạch. Điều đó giúp giảm rủi ro bất cân đối thông tin(asymmetric information) cho nhà đầu tư cá nhân, cũng như các loai rủi ro khác (agency risk)
- Giúp cơ cấu cổ đông minh bạch và đa dạng hơn. Sự đa dạng và minh bạch của cơ cấu cổ đông giúp hạn chế việc lạm dụng quyền lực của nhóm cổ đông lớn. Đồng thời giảm khả năng làm giá, lũng đoạn giá chứng khoán.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có rủi ro đạo đức, thì các tổ chức đầu tư tài chính cũng… vậy. Không phải tổ chức đầu tư tài chính nào cũng tham gia doanh nghiệp với các ý định trong sáng. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, chứng kiến không ít các vụ việc làm giá chứng khoán từ các chủ tịch doanh nghiệp, dưới sự giúp sức “chuyên nghiệp” từ các tổ chức đầu tư tài chính này.
2.2 Các tổ chức đầu tư tài chính khác
Một số doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… có các khoản mục đầu tư tài chính cho khoản tiền nhàn dỗi của mình. Họ có thể sử dụng những khoản đó để đầu tư chứng khoán, đầu tư cổ phiếu để kỳ vọng mức sinh lời cao hơn so với gửi tiết kiệm.
Trong trường hợp này thời gian nắm giữ cổ phiếu của họ thường không dài, mức độ chuyên nghiệp tùy thuộc vào quy mô đầu tư. Một số doanh nghiệp có ngân sách đầu tư lớn có thể outsource thuê các tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp bên ngoài. Ngược lại một số cũng có thể tự sử dụng nguồn lực nhân sự của mình để tự đầu tư.
3. Các nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là lực lượng đông đảo lớn nhất trên thị trường, nhưng cũng là lực lượng chịu nhiều thiệt thế nhất bởi sự giới hạn về kiến thức, kỹ năng cũng như nguồn thông tin hạn chế.
Nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thường ngắn, dễ chồi sụt thất thường và cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những biến động bất thường và quá đà của thị trường cổ phiếu. Mặc dù vậy, đây lại là nguồn vốn quan trọng và rẻ nhất trong nền kinh tế.
Các tổ chức/cá nhân tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán
1. Công ty môi giới chứng khoán
Triển vọng ngành chứng khoán năm 2022, tại đây
Là tổ chức tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư. Theo quy định của luật chứng khoán, tất cả các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức đều phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch.
Ngoài ra các công ty chứng khoán cũng có các dịch vụ đầu tư khác như tư vấn đầu tư, ủy thác đầu tư, hay các dịch vụ ngành IB (investment banking) khác. Tuy nhiên, các vấn đề về chất lượng dịch vụ ở các loại hình này thường có nhiều tai tiếng bên cạnh các rủi ro đạo đức kèm theo.
2. Các công ty kiểm toán tham gia thị trường chứng khoán với tư cách tổ chức độc lập.
Các công ty kiểm toán có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán, với việc xác thực tính chính xác và trung thực các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định của luật chứng khoán, các mã chứng khoán niêm yết tại HOSE và HNX bắt buộc phải công bố báo cáo có kiểm toán ít nhất 2 lần mỗi năm (cuối kỳ và giữa năm).
Ngoài ra nhiều công ty kiểm toán cũng cũng cấp các dịch vụ IB như: M&A doanh nghiệp, tư vấn tài chính doanh nghiệp, niêm yết…
3. Các tổ chức tư vấn, ủy thác đầu tư độc lập:
Một số tổ chức hoạt động độc lập trên thị trường chứng khoán với vai trò tư vấn hoặc ủy thác đầu tư độc lập, chuyên cấp các dịch vụ đầu tư chuyên biệt dành cho số ít nhà đầu tư.
4. Chuyên viên đầu tư chứng khoán:
Các chuyên viên đầu tư chứng khoán có thể tạm chia ra thành 2 nhánh chính:
4.1. Chuyên viên đầu tư tài chính
Những người tham gia thị trường chứng khoán với tư cách làm việc tại các tổ chức đầu tư tài chính (như phần 2 đã nêu). Ưu điểm chuyên môn của họ là có hiểu biết rộng về các ngành nghề, nắm bắt các thông tin biến động của thị trường chứng khoán tốt. Tuy nhiên nhược điểm là không quá hiểu sâu về ngành nghề, doanh nghiệp.
4.2. Chuyên viên đầu tư “chiến lược”
Là những người làm việc tại các tập đoàn kinh tế, tổ chức đầu tư “chiến lược”. Thường thực hiện, đánh giá các dự án đầu tư của doanh nghiệp, thực hiện các thương vụ M&A. Lợi thế trên thị trường của các chuyên viên đầu tư này là hiểu rất rõ về ngành nghề và các doanh nghiệp liên quan do làm việc và tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia ngành nghề và lãnh đạo các doanh nghiệp.
Tuy nhiên so với các chuyên viên đầu tư tài chính, họ thường nắm bắt các thông tin trên thị trường chứng khoán chậm hơn.
Đọc thêm bài viết các chuyên viên đầu tư chứng khoán cao cấp tại đây
5. Nhân viên môi giới chứng khoán
Là lực lượng lao động đông đảo nhất, nhân viên môi giới tham gia thị trường chứng khoán với nhiệm vụ chính là tư vấn khách hàng giao dịch cổ phiếu. Mặc dù tên gọi có lẫn lộn với vai trò thực sự của họ, tuy nhiên thu thập thực tế dựa trên phí giao dịch của nhà đầu tư, giống như môi giới bất động sản hay các vị trí sale thường thấy khác.
Đây là lực lượng mang nhiều tranh cãi và có vai trò lỗi thời. Bởi bản chất thị trường chứng khoán là thị trường tập trung với các cổ phiếu đồng nhất. Người mua bán có thể tự mua bán mà không cần ai “môi giới”. Tuy nhiên với trình độ và năng lực đầu tư nhiều vấn đề của môi giới chứng khoán, để thực hiện vai trò tư vấn đầu tư dễ gây nhiều rủi ro cho khách hàng.
6. Cơ quan nhà nước tham gia thị trường chứng khoán với vai trò giám sát và quản lý chất lượng:
Các cơ quan này bao gồm:
- Ủy ban chứng khoán nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNX (bao gồm quản lý sàn UPCOM)
- SRTC – Trung tâm cấp chứng hành nghề trên thị trường
- Các cơ quan kiểm toán, giám sát khác