Lưu ý khi sử dụng dịch vụ Ủy thác đầu tư chứng khoán

Dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán là một loại dịch vụ chuyên biệt. Tại đó, nhà đầu tư tin tưởng giao phó tài sản đầu tư của mình cho đơn vị ủy thác đầu tư. Với kỳ vọng rằng năng lực chuyên môn cũng như các lợi thế khác của người chuyên sâu ngành nghề có thể giúp nhà đầu tư kiếm lời hiệu quả hơn trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên không phải lúc nào nhà đầu tư cũng được nếm trái ngọt từ loại hình dịch vụ này. Lý do không chỉ bởi quá trình đầu tư không thành công, mà còn ở các vấn đề chất lượng dịch vụ đầu tưcơ chế phí dịch vụ không lành mạnh gây tiềm ẩn thiệt hại kinh tế cho khách hàng.

Ở bài viết này, Vnstockmarket xin đưa ra 5 lưu ý đặc biệt quan trọng, mà nhà đầu tư cần lưu ý và làm rõ, trước khi lựa chọn loại hình dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán này.

1- Cơ chế phí dịch vụ ủy thác tài khoản chứng khoán lành mạnh:

Một trong những rủi ro lớn nhất cho khách hàng khi sử dụng các loại dịch vụ đầu tư chứng khoán bao gồm cả ủy thác đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán, là đơn vị cung cấp dịch vụ hưởng lợi từ chính chi phí phát sinh trong tài khoản của khách hàng, bao gồm:

  • Phí giao dịch chứng khoán (phí môi giới)
  • Phí lãi vay margin
  • Các loại phí dịch vụ phát sinh từ tài khoản

Trong nhiều trường hợp, nguồn lợi từ các phí dịch vụ trên còn lớn hơn lợi nhuận ủy thác được chia lại cho đơn vị dịch vụ, từ kết quả đầu tư của khách hàng.

Bởi vậy, chúng ta mới thường xuyên nghe các câu chuyện về môi giới chứng khoán “có tâm” hay “không có tâm” (rủi ro đạo đức). Do nhiều khuyến nghị đầu tư của họ hướng đến việc thúc đẩy cường độ giao dịch hơn là vì mục tiêu lợi nhuận cho khách hàng.

Tương tự như vậy đối với vấn đề của dịch vụ ủy thác chứng khoán, bên nhận ủy thác cũng có thể lợi dụng quyền thực hiện đầu tư để gia tăng lợi ích riêng cho họ.

Vì thế, để giảm thiểu rủi ro này, trong trường hợp đơn vị/người nhận ủy thác tài khoản đồng thụ hưởng các loại phí dịch vụ chứng khoán ở trên (Người đại diện làm việc ở công ty môi giới chứng khoán). Nhà đầu tư cần yêu cầu họ làm rõ các khoản chi phí có thể phát sinh trong IPS – Bản chinh sách đầu tư, để hạn chế khả năng họ không lạm dụng quyền thực hiện đầu tư, để phát sinh thêm chi phí ở tài khoản khách hàng.

Ngoài ra nếu mong muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro này, nhà đầu tư có thể sử dụng một đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư, không liên quan đến công ty môi giới chứng khoán, nơi anh/chị nhà đầu tư mở tài khoản. Để đảm bảo người/đơn vị cung cấp dịch vụ làm việc vì một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận của khách hàng. 

Những vấn đề ở trên liên quan đến việc thiết lập cơ chế phí dịch vụ đầu tư chứng khoán lành mạnh, nhà đầu tư có thể đọc hiểu kỹ hơn ở đây.

2- Chuyên viên đầu tư quản lý tài khoản ủy thác chứng khoán

Chất lượng dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào năng lực đầu tư của chuyên viên phụ trách, nhưng:

Tại sao phải là chuyên viên đầu tư? Mà không phải là các chuyên gia đầu tư, là môi giới “có tâm” nhiều quan hệ, hay là những người nổi tiếng trên mạng xã hội? 

Nhiều nhà đầu tư trên thị trường lầm tưởng rằng để chiến thắng trên thị trường chứng khoán cần biết người này, người kia có quan hệ với đội lái chứng khoán để có lợi thế thông tin giao dịch trên thị trường…

Thực tế phần lớn đó chỉ là những thứ “ngộ nhận vẻ nguy hiểm” mà môi giới chứng khoán và những người có mục đích vẽ ra để huyễn hoặc nhà đầu tư. Để thể hiện “tầm” của mình trên thị trường, nhằm lôi kéo, thuyết phục người khác.

Chuyên viên đầu tư cao cấp
Nếu hỏng xe hãy gọi thợ sửa xe, đừng gọi chuyên gia xe, môi giới mua bán xe, hay “hoa hậu xe”.

Các quan hệ trên thị trường chứng khoán cũng giống như các quan hệ ngoài đời thường. Chẳng đội lái nào hay bất cứ ai đi quan hệ với người mà họ chỉ chăm chăm “đục khoét lợi ích” của mình, chứ không mang lại lợi ích nào phía sau cả.

Nếu anh/chị nhà đầu tư đã đọc các bài viết chiêu trò của đội lái chứng khoán của Vnstockmarket có thể thấy những kiểu quan hệ “độc hại” như vậy, hay những tin tức kiểu “khôi lỏi” như trên, ẩn chứa nhiều rủi ro lớn hơn là cơ hội có thể kiếm được tiền.

Đầu tư chứng khoán cũng là một nghề như bất cứ ngành nghề nào khác: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… Người thực sự có khả năng sửa máy móc, chữa bệnh cho bệnh nhân hay có khả năng truyền đạt kiến thức cho giáo viên, phải là những người thực sự đặt tay vào làm những công việc chuyên môn hàng ngày, như:

  • Thu thập, phân tích dữ liệu thị trường, vĩ mô
  • Cập nhập phân tích thông tin doanh nghiệp, ngành nghề
  • Thăm doanh nghiệp, làm việc với các lãnh đạo, chuyên gia ngành nghề.
  • Tìm kiếm cơ hội đầu tư, đưa ra các nhận định đầu tư và lượng hóa các nhận định đó qua các mô hình kinh tế, mô hình định giá.
  • Quản lý, cơ cấu danh mục đầu tư.
  • Xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp lành mạnh.

Thực tế chỉ có các chuyên viên đầu tư mới thực sự làm những công việc chính như vậy hàng ngày. Còn các chuyên gia tập trung làm hình ảnh; nhân viên môi giới tập trung phát triển kênh sale để tìm kiếm, lôi kéo khách hàng.

Bạn cũng có thể thấy điều này, ở các phòng tự doanh của công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, hay các tập toàn kinh tế tài chính khác. Nhiệm vụ của chuyên viên đầu tư cao cấp ở đó là chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra các cơ hội đầu tư tiềm năng, quản lý danh mục hay đưa ra những giải pháp đầu tư, giao dịch… phục vụ cho tổ chức. 

Vậy nên chúng tôi thấy rằng nối tư duy khôn hơn người khác ở thị trường chứng khoán không giúp ích, thậm chí còn mang lại rủi ro nhiều hơn cho chính mình. Hãy đơn giản tin tưởng vào nỗ lực làm việc tận tụy, chính trực của những người được đạo tạo ngành nghề chuyên sâu. Họ mới là người có thể mang lại lợi nhuận lâu dài và bền vững cho anh/chị nhà đầu tư.

3- Cần có bản chính sách đầu tư IPS rõ ràng cho hợp đồng ủy thác. 

Bản chính sách đầu tư trong dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán

Bản chính sách đầu tư IPS là một phần không thể thiếu của hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Được ví như chiếc phanh xe và thiết bị định vị hành trình, giúp nhà đầu tư giám sát quá trình đầu tư dễ dàng hơn. Đồng thời đảm bảo hạn chế các rủi ro đạo đức nghề nghiệp từ bên phía nhận ủy thác. 

Cụ thể IPS cần nêu rõ các thông tin liên quan: 

  1. Chiến lược thực hiện đầu tư,
  2. Mức độ rủi ro của các khoản mục đầu tư,
  3. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (vay margin), 
  4. Mức độ tập trung/đa dạng hóa của danh mục đầu tư,
  5. Ước tính các chi phí dịch vụ phát sinh tương ứng,
  6. Quyền giới hạn quyết định đầu tư của bên ủy thác.

Cả 6 yếu tố trên cần lượng xây dựng thông tin rõ ràng và được lượng hóa thành các mức độ tiêu chuẩn cụ thể, để nhà đầu tư dễ theo dõi và nắm bắt được. Để đảm bảo chiếc phanh (thắng) xe hoạt động tốt và định vị xe cũng chính xác, trước khi giao chìa khóa cho tài xế xe tải. 

4 – Minh bạch thông tin

Ủy thác chứng khoán là một loại dịch vụ chuyên biệt, yêu cầu tính tin tưởng cao. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tin tưởng thì nhà đầu tư chịu quá nhiều rủi ro, trong khi trên thị trường và cả trong quá trình đầu tư không thiếu các mánh khóe và cạm bẫy để những người trong ngành nghề có thể lợi dụng chuộc lợi từ tài sản đầu tư của khách hàng.

Bởi vậy, một dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán cao cấp, được cung cấp bởi một đơn vị đầu tư chuyên nghiệp, phải ý thức bảo vệ quyền lợi của khách hàng và chủ động minh bạch tất cả các thông tin liên quan. Bao gồm nhưng không giới hạn: 

4.1 Các điều khoản của hợp đồng ủy thác chứng khoán:

Bên cạnh phí dịch vụ ủy thác, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, các điều khoản dưới đây cũng rất quan trọng:

  • Quyền kết thúc hợp đồng sớm của khách hàng và các điều kiện theo
  • Quyền thay đổi chuyên viên đầu tư và các điều kiện kèm theo.
  • Cam kết về chất lượng dịch vụ, chất lượng năng lực của chuyên viên đầu tư
  • Điều kiện đền bù tổn thất và bồi hoàn phí dịch vụ.

4.2 Thông tin năng lực của chuyên viên đầu tư: 

Như đã đề cập ở trên, là người có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, kết quả đầu tư của khách hàng. Nhà đầu tư cần được cung cấp và xác minh thông tin từ phía đơn vị nhận ủy thác đầu tư chứng khoán các thông tin của chuyên viên, bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn đầu tư: Các chứng chỉ bằng cấp chuyên môn, tổ chức đào tạo, thời gian.
  • Kinh nghiệm đầu tư: Mô tả vai trò & vị trí, Tổ chức đã, đang làm việc, Thời gian làm việc.
  • Hiệu suất đầu tư trong quá khứ (nếu có và được ghi nhận đáng tin cậy)
  • Các thông tin liên quan khác.

4.3 Các lợi ích khác của bên cung cấp dịch vụ ủy thác

Như đã đề cập ở trên, các lợi ích khác nếu có phát sinh từ chi phí tài khoản của nhà đầu tư, bên cung cấp dịch vụ ủy thác chứng khoán phải làm rõ về:

  • Bản chất của các lợi ích đó (đến từ phí hoa hồng, lãi margin, phí giới thiệu…)
  • Độ lớn của các nguồn lợi (tỷ lệ % so với NAV)
  • Cách hạn chế các xung đột lợi ích làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tiềm ẩn rủi ro đạo đức cho nhà đầu tư. 

5. Chi phí dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán như thế nào là hợp lý?

Trên thế giới tỷ lệ phí ủy thác đầu tư chứng khoán phổ biến bao gồm:

  • Chi phí quản lý tài sản cố đinh: 2% giá trị NAV
  • 20% lợi nhuận vượt trên mức tỷ lệ ngưỡng (hurdle rate).

Ví dụ: Khách hàng ủy thác 5 tỷ đồng vào 1/1/2020, một năm sau đến ngày 1/1/2021, tài khoản lãi 7 tỷ đồng. Mức tỷ lệ ngưỡng là lãi suất ngân hàng trung bình 1 năm ~ 7%. 

Chi phí ủy thác chứng khoán cố định sẽ được tính: 5 x 2% = 0.1 tỷ đồng (1)
Lợi nhuận vượt tỷ lệ ngưỡng: 7 – (5 + 5 x 7%) = 1.65 tỷ đồng. 
Lợi nhuận đơn vị ủy thác được nhận dựa trên hiệu quả danh mục: 1.65 x 20% = 0.33 tỷ đồng (2)
Tổng lợi nhuận bên ủy thác được nhận: (1) + (2) = 0.43 tỷ đồng. 

Lợi nhuận nhà đầu tư sau khi trả chi phí ủy thác chứng khoán:
7 – 5 – 0.43 = 1.57 tỷ đồng (~ 31.4%)

Tuy nhiên, tùy từng quy mô vốn ủy thác, nhà đầu tư có thể giảm các chi phí dịch vụ ủy thác, nhất là đối với tỷ lệ chi phí quản lý tài sản cổ định. Ngoài ra tỷ lệ hurdle rate cũng có thể nâng cao hơn so với mức lãi suất ngân hàng một năm. Tùy theo chính sách & thỏa thuận của đơn vị ủy thác và nhà đầu tư. 

Tham khảo dịch vụ Ủy thác đầu tư chứng khoán cao cấp của chúng tôi tại đây.

 

Vnstockmarket

Similar Posts