Mục lục
1. Khái niệm
Quỹ tương hỗ (mutual funds) là các sản phẩm tài chính huy động vốn từ các nhà đầu tư khác nhau thông qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác.
Quỹ tương hỗ được điều hành bởi các công ty đầu tư, huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau. Có thể coi đây là một loại chứng khoán giúp cho các nhà đầu tư với số vốn nhỏ đầu tư vào các danh mục chứng khoán đa dạng và có sự quản lý chuyên môn đồng thời cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với các công ty đầu tư. Các danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ được theo dõi liên tục bởi người quản lý danh mục đầu tư hoặc người quản lý quỹ.
Giá của quỹ tương hỗ được gọi là giá trị tài sản ròng (Net asset Value) được tính hàng ngày, xác định vào cuối ngày theo công thức là bằng tổng giá trị của các chứng khoán trong danh mục đầu tư chia cho số lượng chứng khoán đang lưu hành trong quỹ.
Các quỹ tương hỗ có thể đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, được quy định cụ thể trong bản cáo bạch của quỹ. Trong bản cáo bạch, các công ty đầu tư, quản lý quỹ phải mô tả mục tiêu đầu tư của quỹ, phương pháp tiếp cận đầu tư và đầu tư được ghép.
2. Phân loại quỹ tương hỗ
Có nhiều cách phân loại quỹ tương hỗ khác nhau trên thị trường, tùy thuộc theo từng tiêu chí.
- Tùy vào tính chất quỹ có thể chia thành 2 loại:
+ Quỹ tương hỗ chủ động: được quản lý bởi cá nhân hoặc một nhóm các nhà quản lý quỹ
+ Quỹ tương hỗ thụ động: theo dõi và phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số trên thị trường.
- Tùy theo sản phẩm đầu tư có thể chia thành các loại sau:
+ Quỹ chỉ số (index fund): các nhà đầu tư mua cổ phiếu tương ứng với một chỉ số thị trường lớn. Đặc điểm của loại quỹ này là chi phí thấp do không cần quá nhiều sự phân tích và tư vấn.
+ Quỹ tương hỗ thu nhập cố định (fixed income): tập trung đầu tư các hạng mục có lãi suất cố định: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,… Loại quỹ này thường đem lại một tỷ suất sinh lời cố định cho nhà đầu tư.
+ Các loại quỹ tương hồ khác như quỹ ngành (sector funds), quỹ thị trường tiền tệ (money market funds), quỹ cổ phần (equity funds), quỹ cân bằng (balanced funds),…Đặc điểm chung của các loại quỹ này là thường tập trung vào một yếu tố nào đó như thị trường, ngành nghề, lĩnh vực hay một loại chứng khoán.
3. Ưu, nhược điểm của qũy tương hỗ
-
Ưu điểm:
+ Góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư
+ Tăng tính thanh khoản của thị trường
+ Có quản lý đầu tư chuyên nghiệp làm giảm thiểu rủi ro cho quỹ
+ Dịch vụ tiện lợi và hữu ích
+ Có sự giám sát của cơ quan chức năng
-
Nhược điểm:
+ Người tham gia quỹ tương hỗ phải mất chi phí hàng tháng như phí quản lý, phí nghiệp vụ chứng khoán, phí nghiệp vụ cổ đông,…
+ Khó dự đoán được mức thu nhập
+ Khi tham gia quỹ, nhà đầu tư không có cơ hội điều chỉnh
Trên đây là những kiến thức về quỹ tương hỗ (mutual funds) mà vnstockmarket.com đã tìm hiểu, mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các nhà đầu tư có những kiến thức tổng quan nhất về loại quỹ này trên thị trường và từ đó có đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Công Hưng