Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán

Việc nghiên cứu và hiểu biết tâm lý học trong đầu tư chứng khoán không chỉ giúp đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt và khách quan hơn, mà còn giúp phân tích, định vị vị thế của thị trường trong ngắn hạn tốt hơn. Là một phần của phân tích tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán, các thiên hướng hành vi (behavioral biases) có thể được chia làm 2 loại gồm nhận thức thiên lệch (cognitive biases) và cảm xúc thiên lệch (emotional biases).

Hiểu cơ bản là các quyết định đầu tư bị ảnh hưởng bởi nhận thức hay cảm xúc của nhà đầu tư, hơn là việc đưa ra quyết định tối ưu dựa trên việc phân tích toàn diện thông tin một cách khách quan nhất. Dưới đây, Vnstockmarket xin đưa ra một số loại tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư cá nhân thường mắc phải.

Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán: Thiên lệch nhận thức (cognitive biases): 

Các loại Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán
Các loại Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán – Thiên lệch nhận thức.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tiếp nhận thông tin không đầy đủ và quá trình xử lý và đánh giá thông tin không khách quan. Các loại tâm lý hành vi về nhận thức bao gồm:

1 Thiên hướng bảo thủ (conservatism biases):

Thường có các quyết định đầu tư thận trọng và hợp lý lúc đầu, nhưng sau đó lại rất khó thay đổi quan điểm và nhận thức khi các điều kiện của thị trường đã thay đổi khiến cho nhiều khả năng các lựa chọn ban đầu không còn phù hợp nữa.

2 Thiên hướng xác nhận (confirmation biases):

Xảy ra khi nhà đầu tư đang cân nhắc 3 mã chứng khoán A, B, C, trong đó nghiêng về mã chứng khoán A hơn. Trong quá trình thu thập và phân tích thông tin tiếp theo phục vụ cho việc ra quyết định.

Nhà đầu tư có khuynh hướng chỉ tìm kiếm các thông tin tích cực hỗ trợ cho việc đầu tư vào chứng khoán A đồng thời đánh giá quá cao các thông tin tích cực và lờ đi hoặc xem nhẹ các thông tin rủi ro tiêu cực khác về chứng khoán A đồng thời ngược lại với các khoản mục không yêu thích khác.

3 Thiên lệch do tính đại diện (Representativeness biases):

Nhà đầu tư có thiên hướng đánh giá quá cao các thông tin mới nhận được, mà xem nhẹ các đánh giá tổng thể trong khoảng thời gian dài.

Ví dụ: Cổ phiếu của công ty X có mức tăng trưởng doanh thu đều các quý trong vòng 5 năm là 10%. Bất ngờ quý mới nhất báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu tăng 20%, nhà đầu tư sớm nhận định rằng doanh thu của công ty năm tiếp theo sẽ tăng trưởng với tốc độ mới này.

4 Thiên hướng ảo tưởng khả năng kiểm soát (illusion of control bias):

Nhà đầu tư cho rằng mình có khả năng mình có khả năng kiểm soát về lợi nhuận, rủi ro của khoản mục đầu tư, trong khi thực tế thì khả năng kiểm soát rất hạn chế. Thiên hướng này thường đi cùng với các thiên hướng: ảo tưởng về sự hiểu biết (illusion of knowledge); thiên hướng tự ghi nhận – tự cho rằng do mình mà điều đó xảy ra (thực tế là do ngẫu nhiên, may mắn hoặc yếu tố khác);

4. Thiên hướng nhận thức muộn (Hindsight bias):

Khuynh hướng nhà đầu tư chứng khoán dự đoán hiệu ứng của một sự kiện mới xảy ra bằng một sự kiện khác đã xảy ra trong quá khứ mà có vẻ nó tương tự, nhưng thực tế thì chúng không tương đồng như vậy để dựa vào dự đoán.

5. Thiên hướng mỏ neo (anchoring bias):

Khuynh hướng ra quyết định đầu tư gắn quá chặt với nhận định ban đầu hoặc một nhận định nào đó mà nhà đầu tư bị ấn tượng mạnh. Dẫn đến việc điều chỉnh các quyết định đầu tư sau đó không đủ lớn để phù hợp với sự kiện xảy ra tiếp theo.

6. Thiên hướng đóng khung tâm lý (framing bias):

Quyết định đầu tư bị ảnh hưởng bởi cách trình bày của thông tin hơn là nội dung của nó. Ví dụ: nhân viên tư vấn đưa ra 2 khuyến nghị: cổ phiếu A có 80% sẽ tăng giá; và cổ phiếu B có khả năng 20% giữ hoặc giảm giá, dù hiệu quả là như nhau nhưng có thể nhà đầu tư có thiên hướng framing bias sẽ lựa chọn cổ phiếu A bởi cách trình bày hấp dẫn hơn.

Phương pháp giảm thiểu các hạn chế của tâm lý hành vi thiên lệch nhận thức trong đầu tư chứng khoán:

Tâm lý học trong đầu tư chứng khoán
Có một quy trình thu thập và phân tích thông tin hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư giảm các lỗi tâm lý học trong đầu tư chứng khoán

Giảm thiểu các loại tâm lý hành vi này để mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn bằng cách cung cấp đầy đủ và nâng cao khả năng phân tích thông tin. Cụ thể như sau, đối với nhà đầu tư cá nhân nên:

  • Tìm kiếm nhiều nhất các thông tin liên quan trước khi ra quyết định đầu tư.
  • Cố gắng đánh giá thông tin dựa trên nhiều khía cạnh, góc độ, xem xét các cả 2 luồng ý kiến trái chiều.
  • Sử dụng các mô hình toán định lượng, hồi quy… để ra những kết quả khách quan hơn
  • Hiểu được bản thân nghiêng về thiên vị gì, tìm lời tư vấn từ bên thứ 3.

Tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán – Thiên lệch cảm xúc (Emotional biases):

Nhà đầu tư có tâm lý hành vi thiên lệch cảm xúc thường để tâm lý, cảm xúc của mình quyết định nhiều hơn là việc dựa trên các phân tích tối ưu cho việc đầu tư. Các loại thiên lệch cảm xúc phổ biến bao gồm:

  • Quá sợ thua lỗ (Loss-aversion bias): Nhà đầu tư cảm thấy đau đớn nhiều hơn là niềm vui sướng từ một mức lợi nhuận/lỗ tương đương. Dễ dẫn đến việc nhà đầu tư dễ dàng bán quá sớm cổ phiếu khi mới có lãi, hoặc giữ cổ phiếu thua lỗ quá lâu bởi sợ tâm lý niềm đau cắt lỗ.
  • Quá tự tin (overconfidence bias): xảy ra khi nhà đầu tư quá tin tưởng vào nhận định của mình, hoặc đánh giá quá cao thông tin, lợi thế mình có được khi tham gia thị trường. Hậu quả là đánh giá quá cao lợi nhuận và quá thấp rủi ro tiềm ẩn, danh mục đầu tư quá tập trung sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao, và giao dịch quá thường xuyên.
  • Giữ nguyên trạng (status quo bias): Nhà đầu tư ngại thay đổi, hay cảm thấy thoải mái hơn với hiện trạng hiện tại, mặc dù có thể lúc đầu đưa ra các quyết định hợp lý và cẩn thận. Dẫn đến việc không cơ cấu lại danh mục hợp lý theo thời điểm khác nhau của thị trường.
  • Sợ hối tiếc (Regret-aversion biases): Thiên hướng này khiến nhà đầu tư có xu hướng lưỡng lự sợ đưa ra quyết định sai lầm. Điều này dễ dẫn đến việc xây dựng danh mục quá bảo thủ (an toàn), phân bố quá ít vào những cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với các cổ phiếu hiện tại, mặc dù triển vọng lợi nhuận tương xứng tốt hơn nhiều.
  • Thiên vị sơ hữu (endownment biases): Nhà đầu tư có xu hướng đánh giá cao những thứ mình đang sở hữu hơn mức bình thường. Đặc biệt những thứ mang tính biểu tượng, cảm xúc. Ví dụ, ngôi nhà đang sở hữu có giá thị trường tương đương với các ngôi nhà khác cùng khu với các đặc điểm như nhau, nhưng vì tình cảm coi trọng với ngôi nhà đang ở nên chủ nhà cho rằng nhà của ngôi nhà phải có mức giá cao hơn.

Phương pháp giảm thiểu các hạn chế của tâm lý hành vi thiên lệch cảm xúc trong đầu tư chứng khoán:

Khác với thiên lệch nhận thức, các loại tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán mang tính thiên lệch cảm xúc khó khắc phục hơn. Bởi nó mang tính bản năng, tính cách của nhà đầu tư, vì đôi khi ngay cả nhận thức được những khuyết điểm của bản thân, nhưng người ta cũng khó thay đổi. 

tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán
Định lượng một cách rõ ràng là cách khắc phụ hiệu quả cho các hạn chế của thiên hướng tâm lý cảm xúc.

Một trong những cách được cho là hiệu quả để khắc phục hạn chế này là lượng hóa lợi ích và rủi ro một cách cụ thể các trường hợp. Để nhà đầu tư có thể nhận thức dễ dàng hơn đâu là quyết định lựa chọn có lợi và phù hợp hơn là quyết định đầu tư dựa trên cảm tính. Tuy nhiên không phải mọi nhà đầu tư đều đủ chuyên môn, thời gian để tính toán các biến số liên tục diễn ra trên thị trường chứng khoán. Nếu cân nhắc sử dụng dịch vụ chứng khoán cao cấp hỗ trợ nhà đầu tư trong

Tham khảo sử dụng dịch vụ đầu tư chứng khoán cao cấp của chúng tôi tại đây.

Vnstockmarket

Similar Posts