Vì sao các Quỹ đầu tư thua lỗ

Quỹ đầu tư được đánh giá là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, tay to trên thị trường và là nơi tập trung nhiều lợi thế như nguồn nhân sự trình độ cao giàu kinh nghiệm, nguồn thông tin và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên nửa đầu năm 2022, phần lớn các quỹ đầu tư thua lỗ bất kể quỹ lớn nhỏ, thậm chí có một số quỹ còn thua lỗ sâu.

Dưới dây là giải thích của Vnstockmarket về các vấn đề trên: Quỹ đầu tư mà vẫn thua lỗ!

1-  Các quỹ đầu tư thua lỗ “cố tình” 

  • Giao dịch tiểu khoản chuộc lợi cá nhân:

Sự khác biệt lớn nhất giữa một quỹ đầu tư và một tài khoản ủy thác là quy mô giao dịch. Đặc biệt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi quy mô và thanh khoản còn hạn chế ở nhiều mã chứng khoán. Thì trong quá trình cơ cấu danh mục đầu tư của một quỹ lớn có thể tạo ra xu hướng thay đổi giá đáng kể đối với những mã chứng khoán liên quan.

Lợi dụng những biến động đó, những người quản lý các quỹ chủ động xây dựng các tiểu tài khoản khác có lợi ích riêng cho mình để giao dịch mua/bán trước khi thực hiện các lệnh mua/bán trên các quỹ lớn do chính họ quản lý.

Điều này làm tăng giá chứng khoán trước khi quỹ mua vào (do các tiểu khoản đã mua mất một lượng cổ phiếu giá rẻ từ trước) và giảm giá chứng khoán (sau khi các tiểu khoản bán trước phần giá cao) khi quỹ bán ra. Do đó làm giảm hiệu quả đầu tư của tài khoản quỹ, gây thiệt hại tài sản cho nhà đầu tư tham gia góp vốn hay mua chứng chỉ quỹ.

Tình trạng ban lãnh đạo quỹ sử dụng tài khoản “vệ tinh” có lợi ích riêng của mình, để thực hiện mua/bán trước (front trade) trước khi tài khoản quỹ chính thức thực hiện mua bán, để ăn chênh lệch giá lợi thế, là đều không hiếm ở thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt với các quỹ đầu tư thiếu minh bạch và “mập mờ” chuyện pháp lý.

Rủi ro đạo đức từ các quỹ đầu tư
Rủi ro đạo đức từ các quỹ đầu tư là vấn đề lớn gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư cá nhân góp vốn
  • Quỹ thua lỗ do bị lạm dụng chi phí.

Ban lãnh đạo quản lý quỹ được thụ hưởng một phần chi phí phát sinh từ quỹ mình (do công ty môi giới chứng khoán trả theo phí hoa hồng giao dịch), dẫn đến một số quỹ phát sinh chi phí dịch vụ cao bất thường. Nếu quỹ càng chủ động giao dịch thì công ty chứng khoán càng có doanh số cao tức công ty quản lý quỹ (cổ đông lớn) được hưởng lợi. 

Đây là một dạng khác của cơ chế phí dịch vụ đầu tư không lành mạnh. Khi những người thực hiện đầu tư có thể chuộc lợi đáng kể từ chi phí của nhà đầu tư, chứ không phải từ hiệu quả đầu tư của khách hàng.

2- Quỹ đầu tư thua lỗ hay lãi thì thị trường luôn là yếu tố quyết định hàng đầu:

Chứng khoán luôn là lĩnh vực đầu tư rủi ro, một trong những lý do lớn nhất là kết quả đầu tư phụ thuộc vào các biến động lớn của thị trường. Các yếu tố mang tính khó lường và bất ngờ như vĩ mô, dòng chảy vốn, yếu tố tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư… là những thứ khó dự đoán sớm và chính xác được.

Bởi vậy ngay cả các quỹ lớn hàng đầu trong phần nhiều các trường hợp, cũng phải “chịu cảnh chung” thua lỗ với thị trường. 

Đây cũng là lý do vì sao phần lớn các cam kết lợi nhuận về đầu tư chứng khoán là có ý định lừa đảo hoặc làm liều, hơn là chứng minh năng lực đầu tư của họ. 

lợi thế nhiều mặt nhưng các Quỹ đầu tư vấn có thể thua lỗ trong những giai đoạn thị trường khó khăn
Lợi thế nhiều mặt nhưng các Quỹ đầu tư vẫn có thể thua lỗ trong những giai đoạn thị trường khó khăn

3- Năng lực đầu tư cao không có nghĩa Quỹ đầu tư không bao giờ thua lỗ.

Quỹ đầu tư thường quản lý lượng tài sản lớn do vậy họ có nguồn lực dồi dào để thuê các chuyên gia, chuyên viên đầu tư cao cấp giàu kinh nghiệm. Đồng thời cũng xây dựng vị thế tốt để có được những lợi thế về thông tin. 

Tuy nhiên điều đó chỉ đảm bảo họ có thể nâng cao xắc suất thành công cao hơn, chứ không đảm bảo luôn chiến thắng thị trường hay lúc nào cũng có thể đạt được lợi nhuận tốt. Quỹ đầu tư vẫn có thể thua lỗ mã chứng khoán này, cắt lỗ mã chứng khoán kia. Hay cũng có thể ra quyết định sai lầm về tỷ trọng khiến các quỹ đầu tư thua lỗ trong những thời điểm đó. 

Do vậy, thường để đánh giá chính xác và tổng thể hơn, chúng ta cần nhìn vào khoảng thời gian dài hạn, 3 năm, 5 năm hay lâu hơn.  Bởi khi đó, các yếu tố chu kỳ, biến động của thị trường được giảm bớt. Yếu tố hiệu quả kinh doanh, phát triển của các doanh nghiệp, của cổ phiếu tăng trưởng tốt mà họ đã lựa chọn, đã quyết định đặt tỷ trọng vào, mới là yếu tố quyết định.

 

Vnstockmarket

 

Similar Posts