NGÂN HÀNG LÀ MỘT NGÀNH GIẢN ĐƠN

Ngành ngân hàng là một ngành giản đơn…

Không chỉ NĐT cá nhân, các bạn brokers mà ngay cả dân tài chính, banker… cũng thường bị ngợp bởi rất nhiều vấn đề phức tạp của ngành ngân hàng:

1. Các quy định của Cơ Quan Quản Lý: Luật các Tổ Chức Tín Dụng, Thông Tư; Nghị Định….

2. Các vấn đề vĩ mô: Chính sách tiền tệ trong nước, Lãi suất Mỹ FED; Châu Âu (ECB), Yên Nhật…

3. Các chỉ số đo lường:

  • Hiệu quả kinh doanh (NIM; CIR…);
  • An toàn thanh khoản (Gross LDR; Net LDR; LT loans / Total loans…
  • An toàn vốn Tier 1; Tier 2; Equity / Assets + Off BS exposures…
  • Chất lượng tài sản: SML ratio; NPL & SML ratio…
4.  Tình hình hoạt động kinh doanh từ các thị trường đầu ra (TT BĐS; Năng Lượng….):

Khi lo ngại các cú sốc về kinh tế, chính sách, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, (nổi bật ngành BĐS & NLTT trong thời gian qua).Phân tích ngành ngân hàng

Đứng trên góc độ đầu tư

Tuy nhiên đứng trên góc độ đầu tư, ngành NH là một ngành đơn giản (xét riêng mảng tín dụng Vay và cho vay), vì:

1. Sản phẩm/dịch vụ đồng nhất, không có tính cạnh tranh:

Đầu ra của mọi bank là tiền, do không có sự khác biệt về tiền của ACB hay của TCB, phần lớn sự cạnh tranh lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng không có sự khác biệt. Nếu ACB cho vay 12%; TCB cho vay 13%, thì sự khác biệt 1% cũng thường đã được phản ánh qua các vấn đề khác (điều kiện vay, mua bán hợp đồng bảo hiểm…), ngoại trừ một số giai đoạn các chính sách kinh doanh nhất thời của Bank làm sai khác. Còn về dài hạn thường không có sự khác biệt, (xét khối NHTM tư nhân).
Do vậy, xét trên khía cạnh đầu tư, yếu tố rất quan trọng của nhiều ngành nghề khác là KHÁC BIỆT đặc thù sản phẩm/dịch vụ đầu ra, với giá trị nằm ở:
– Yếu tố R&D sản phẩm / Công nghệ sản xuất (know-how) / Thiết kế / giá trị vô hình (thương hiệu…)…
Nhưng đối với ngành ngân hàng thì giản đơn hơn rất nhiều.

2. Bên cạnh đó, giới hạn cạnh tranh giữa các NH cũng bị giới hạn:

Cạnh tranh là một trong 3 biến số quan trọng nhất và cũng là yếu tố dễ “quay xe” nhất, xét trên khía cạnh tác động đến tiềm năng tăng trưởng của DN hay giá cổ phiếu. Nhưng vấn đề này của ngành NH Việt Nam bị giới han:
  •  Room tín dụng: Dù năng lực cạnh tranh khách hàng vượt trội, thì NH cũng bị giới hạn tăng trưởng về mặt quy mô.
  • Điều chính mạnh mẽ từ CQQL: Thấy rõ nhất trong thời gian bất ổn vừa qua, các chính sách, thông tư & nghị dịnh liên tục được ban hành, điều chỉnh, khiền nhiều NHTM bị động, khó thực thi và nhất quán với các chiến lược kinh doanh trên thị trường.

Phân tích và định giá cổ phiếu Ngân hàng, trọng tâm ở đâu?

1. Chi phí giá vốn đầu vào:

Đây là lý do vì sao, trong các model định giá cổ phiếu Ngân Hàng, chúng tôi luôn break-down (bóc tách) chi tiết chi phí đầu vào của ngân hàng, để xác định độ nhạy của NIM (khả năng sinh lời) của NH với biến số lãi suất, trong đó “thú vị” (khó dự đoán) hơn nằm ở….
Xu hướng vận động “Thị trường” CASA” – Theo giới hạn tầm nhìn chủ quan của chúng tôi:
  • Có thể kể cả trong dài hạn, vị thế của ngành NH trong vai trò cấp tín dụng cho nền kinh tế là không thể lung lay (thị trường đầu ra)
  • Nhưng, diễn biến cạnh tranh “nhộn nhịp” của thị trường đầu vào (CASA), trong ngành và ngoài ngành NH, có thể tiếp tục gia tăng, làm vị thế của NH ở khâu upstream này giảm xuống (thị trường đầu vào).
  • (Có lẽ không cần đến dài hạn, yếu tố này sẽ sớm tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của NH.
Như model định giá NH chúng tôi đã sớm xây dựng bên dưới:
–> Thông tin khóa học Phân tích đầu tư chuyên sâu tại Vnstockmarket.com.
Similar Posts