Chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn

Lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn yêu cầu nhiều đến phân tích doanh nghiệp, ngành nghề và định giá triển vọng kinh doanh. Quá trình này thường rất phức tạp và tiêu tốn nhiều công sức. Bài viết dưới đây xin đưa ra 3 kinh nghiệm lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn, hi vọng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư cá nhân có thêm cơ sở để lựa chọn được đúng cổ phiếu mà mình chọn mặt gửi vàng.

1. Hoạt động và chiến lược kinh doanh nhất quán.

Hoạt động kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp không nhất quán với chiến lược đề ra là một trong những điểm trừ lớn khi đánh giá triển vọng dài hạn của một cổ phiếu (doanh nghiệp). 

Vì sao chiến lược đầu tư nhất quán lại quan trọng cho việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn?

Thực hiện đầu tư, kinh doanh không theo chiến lược đầu tư kinh doanh đề ra, dễ gây tình trạng đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả. Nguồn lực không tập trung cho các mảng đầu tư kinh doanh cốt lõi, giảm triển vọng kinh doanh trong tương lai, dẫn đên giảm tiềm năng tăng giá của cổ phiếu đầu tư trong dài hạn.

Giai đoạn trước năm 2005-2015, chứng kiến nhiều doanh nghiệp đa ngành nghề nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên việc đầu tư đa lĩnh vực theo chiến lược riêng của chủ tịch “nơi nào có thể kiếm được tiền, thì chúng tôi đầu tư”, cùng với sự quản trị doanh nghiệp yếu kém, vay nợ cao (trong bão lãi suất) dẫn đến kết quả kinh doanh nhanh chóng xấu đi đặc biệt trong bão lãi suất.

Việc đầu tư dàn trải với các lĩnh vực kinh doanh không bổ trợ cho nhau (Negative synergy benefit) không chỉ tăng rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp, mà các vấn đề rủi ro về quản trị, tài chính, nhân sự và pháp lý… cũng tăng lên, nhất là về dài hạn sau này.

Dẫn đến giá trị giá trị tương lai doanh nghiệp (cổ phiếu) bị định giá giảm đi bởi rủi ro tăng lên đang kể. Trong thuật ngữ đầu tư gọi là chi phí chiết khấu tổng hợp của tập đoàn (conglomerate discount rate).

Tuy nhiên không phải vậy mà một tập đoàn không thể thành công khi đầu tư vào 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Như đã nhắc ở trên, rủi ro lớn nhất ở TH hợp này là rủi ro quản trị doanh nghiệp.

Ví dụ, trong hệ thống eco-system của tập đoàn Masan, Masan High-Tech Materials được coi là “đứa con dị biệt” khi không có mối liên kết kinh doanh gì với các công ty thành viên khác. Bản thân Mr. Quang, Mr. Thắng cũng tự nhận không có nhiều kinh nghiệm ở mảng này.

Do vậy họ cũng tách bạch và thuê riêng đội ngũ nhân sự toàn “tây” để quản lý và điều hành. 2 vị chủ tịch trên thậm chí cũng không ngồi trực tiếp vào ghế hội đồng quản trị, mà chỉ ở ngoài quan sát.

Tuy nhiên, thì không phải ở tập đoàn, doanh nghiệp nào mà chủ tịch “kiềm chế” được sự tự tin quá mức và tính kiểm soát của mình (overconfidence bias & illusion of control bias).

Cần hiểu rằng, các chủ tịch trước khi là chủ tịch thì phần lớn đều là những người có niềm tin cá nhân mãnh liệt, kéo theo nhiều niềm tin khác của rất nhiều người đi theo, để xây dựng lên được tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Qua năm tháng, niềm tin đó kết hợp với sự tự tin của thành công, đôi khi dẫn đến sự quá sự tin để khởi nghiệp tiếp ở những lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới và mong muốn điều hành luôn lĩnh vực đó. Điều này dễ kéo theo rủi ro cao hơn đối với ngành nghề không chỉ yêu cầu về vốn mà họ có, mà còn thâm dụng tri thức, bí quyết nghề nghiệp (Know-how) cao.

Dấu hiệu cảnh báo sớm không còn nhiều triển vọng cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi:

Lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn

Mở rộng kinh doanh ở các lĩnh vực khác ngoài chiến lược kinh doanh đã truyền thông của doanh nghiệp, cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đang có vấn đề, hoặc triển vọng kinh doanh không còn sáng sủa.

Cách nhận biết doanh nghiệp đang chệch hướng khỏi chiến lược kinh doanh đã đề ra:

  • Mở rộng kinh doanh, sản xuất ở các ngành nghề không liên quan
  • Thành lập các công ty con hoạt động ở các lĩnh vực khác.
  • Sáp nhập, mua lại (M&A) các doanh nghiệp trái ngành nghề.
  • Mua cổ phần lớn ở các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể không nên quá bi quan về việc đầu tư ở các lĩnh vực mới ở tập đoàn, nếu:

  • Lĩnh vực kinh doanh có rủi ro thấp, dễ quản lý (ví dụ: mua lại bất động sản cho thuê: tòa nhà văn phòng, khách sạn…)
  • Tách bạch việc quản trị và điều hành ở công ty mới đầu tư.
  • Đầu tư tài chính (chiếm dưới 5% cổ phần và không nắm quyền kiểm soát).
  • Quy mô đầu tư tương đối nhỏ so với quy mô doanh nghiệp.

2. Không đầu tư cổ phiếu dài hạn với cổ đông lớn & ban lãnh đạo “lươn lẹo”. 

Các dấu hiệu Không chính trực của ban lãnh đạo doanh nghiệp:

Các dấu hiệu “lươn lẹo” và tiềm ẩn rủi ro đạo đức của doanh nghiệp hay lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm:

  • Thường xuyên thay đổi đơn vị kiểm toán (ví dụ: 2,3 năm 1 lần), đổi công ty kiểm toán lớn sang công ty kiểm toán ít danh tiếng hơn.
  • Thường xuyên chậm công bố báo cáo tài chính,
  • Lãnh đạo hoặc người thân thường xuyên công bố mua/bán giao dịch cổ phiếu hoặc thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu (bao gồm cả giao dịch công khai).
  • Lãnh đạo đồng thời có cổ phần/lợi ích (qua người thân) ở các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp có các giao dịch kinh tế với công ty đầu tư. (1)
  • Danh sách cơ cấu cổ đông “bí ẩn” (2)
  • Hệ thống quản trị kinh doanh không lành mạnh (3)

Để hạn chế các loại rủi ro trên, nhóm chuyên viên đầu tư của Vnstockmarket xây dựng: Bảng đánh giá rủi ro đạo đức của các doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư có thể xem tại đây.

(1) Vì sao không đầu tư cổ phiếu dài hạn ở các doanh nghiệp này:

Loại khỏi danh sách cổ phiếu đầu tư dài hạn với những doanh nghiệp có Chủ tịch, tổng giám đốc là cổ đông lớn (hoặc có lợi ích qua người thân) của doanh nghiệp khác mà có quan hệ giao dịch kinh doanh.

Điều này không chỉ đơn giản là những người đứng đầu tập đoàn mà bạn mua cổ phiếu không tập trung hết công sức vào việc phát triển tập đoàn. Mà việc có giao dịch kinh tế giữa các công ty đồng lợi ích này, tiềm ẩn các nguy cơ lợi dụng chuyển giá, chuyển lợi nhuận và các lợi ích kinh tế khác từ tập đoàn sang các công ty riêng của các vị lãnh đạo. 

Điều này gây thiệt hại kinh tế cho các cổ đông nhỏ lẻ, những người không có quyền kiểm soát công ty. Rủi ro này tăng lên nếu doanh nghiệp hoặc tập đoàn đó không có hệ thống quản trị chuyên nghiệp, chủ tịch kiêm thực quyền giống đốc điều hành. 

Đối với những doanh nghiệp như vậy, nếu có làm ăn kinh doanh phát triển trong tương lai, thì cũng chưa chắc cổ đông nhỏ lẻ đã được hưởng những lợi ích kinh tế đó. Bởi vậy, theo chúng tôi những doanh nghiệp hay cổ phiếu này không nên chọn để đầu tư dài hạn. 

(2) Danh sách cổ đông “bí ẩn”

Một trong những cách phổ biến để làm giá chứng khoán  là việc ban lãnh đạo & cổ đông lớn sở hữu nhiều tài khoản chứng khoán ẩn danh, để giao dịch mua bán mà không phải công bố thông tin trên thị trường. Các vụ làm giá của Trịnh Văn Quyết, Đỗ Thành Nhân là những ví dụ rõ ràng nhất. 

Tuy nhiên chắc chắn đó không phải là những vụ duy nhất, còn nhiều doanh nghiệp khác, lãnh đạo và nhóm cổ đông lớn cũng làm tương tự như vậy. Dấu hiệu nhận biết gồm: 

  • Nhóm cổ đông lớn chiếm ít cổ phần trên danh sách công bố, nhưng tỷ lệ bầu ở hội đồng cổ đông rất cao. 
  • Thanh khoản cổ phiếu tăng giảm rất thất thường,
  • Giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh thanh khoản rất cao, có thể chiếm đến 5% tổng số cổ phiếu lưu hành, thậm chí hơn.
  • Danh sách cổ đông chủ yếu là cá nhân có mối quan hệ liên quan, không có hoặc rất ít cổ đông là quỹ đầu tư tài chính. 

(3) Vấn đề quản trị doanh nghiệp trong lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn

Câu chuyện thực tế của Vnstockmarket:

2020 – 2021 là những giai đoạn thực hiện cấm biên gay gắt. Các hàng hóa nhập lậu qua đường biên giới (đặc biệt qua khu vực Campuchia và Laos) trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Nhận thấy điều đấy, chúng tôi tăng thêm vốn đầu tư cho danh mục một công ty sản xuất loại hàng hóa tiêu dùng, loại hàng bị cạnh tranh trực tiếp từ loại hàng hóa nhập lậu này. 

Cùng với những dấu hiệu khác trên bảng báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp cho thấy những dấu hiệu doanh thu tăng trưởng đột biến trong giai đoạn này (khoản mục nguyên vật liệu, phải trả nhà cung cấp… tăng đột biến). Nhưng chúng tôi “không hiểu sao” khi doanh thu/kết quả kinh doanh trong thời điểm đó lại “rất bình thường” chứ không đột biến như kỳ vọng. 

Mặc dù giá cổ phiếu của công ty đó vẫn tăng trưởng tương đối trong thời điểm đó (do xu hướng tăng chung của thị trường). Nhưng có vẻ như một khoản thu của doanh nghiệp đã “tuột” khỏi tầm tay của các cổ đông nhỏ lẻ như chúng tôi.

Nếu anh/chị nhà đầu tư làm kinh doanh, làm kế toán, hoặc ở một số vị trí cao ở tổ chức kinh tế có lẽ không cần giải thích thêm về tình trạng “2 sổ kế toán” hay kê khai thuế không đầy đủ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhưng thực tế thì điều này vẫn xảy ra với các doanh nghiệp niêm yết có hệ thống quản trị không lành mạnh trên sàn. Đặc biệt là có các dấu hiệu như miêu tả ở trên. 

Trên đó là lý do vì sao chúng tôi khuyên nhà đầu tư nên tránh các loại doanh nghiệp này ra, khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn.

3. Không nên lựa chọn cổ phiếu có dấu hiệu làm giá, thao túng từ ban lãnh đạo để đầu tư dài hạn.

Các dấu hiệu làm giá chứng khoán từ ban lãnh đạo bao gồm: 

  • Thường xuyên đăng ký/thực hiện mua bán giá cổ phiếu (hoặc từ người thân)
  • Sử dụng các tiểu khoản dưới tên người khác để thực hiện giao dịch mua bán
  • Thường xuyên hô hào, phát biểu về giá cổ phiếu của công ty.
  • Giá cổ phiếu thường xuyên biến động lớn và bất thường.

Quan điểm của chúng tôi là không đầu tư vào các doanh nghiệp có lãnh đạo có dấu hiệu vi phạm đạo đức nghiêm trọng như vậy. Nếu như họ đã có ý định lừa đảo, lợi dụng tiền góp vốn của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. 

Chúng tôi cũng xây dựng những tiêu chuẩn và công cụ nhất định để phòng ngừa những loại rủi ro này. Chia sẻ với các anh/chị nhà đầu tư bảng đánh giá rủi ro đạo đức các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán của Vnstockmarket. Có thể sẽ giúp ích ít nhiều cho anh/chị nhà đầu tư cá nhân khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn. 

4. Không đầu tư dài hạn các doanh nghiệp “phá” kế hoạch tài chính:

Các dấu hiệu của doanh nghiệp mà chúng ta cần tránh đầu tư cổ phiếu dài hạn, liên quan đến việc “phá” kế hoạch tài chính, cấu trúc vốn tài trợ của doanh nghiệp:

  • Huy động vốn quá lớn cho kế hoạch kinh doanh (phát hành cổ phần mới/cổ phiếu ưu đãi).
  • Vay mới hoặc phát hành trái phiếu thay đổi quá lớn cấu trúc vốn kinh doanh (tỷ lệ nợ vay/vốn CSH quá cao so với công ty cùng ngành).
  • Liên tục huy động vốn thiếu các kế hoạch kinh doanh không rõ ràng, thiếu nhất quán, kém khả quan. 
  • Huy động vốn với bản chất là trả nợ vay. (Phát hành cổ phiếu phổ thông; cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi…). 

Tham khảo dịch vụ đầu tư chứng khoán cao cấp của chúng tôi tại đây

Vnstockmarket

 

Similar Posts