Chuyên viên đầu tư CFA

CFA là chứng chỉ đầu tư tài chính danh giá được công nhận rộng rãi trên thế giới. Chuyên viên đầu tư nói chung và chuyên viên đầu tư chứng khoán nói riêng khi sở hữu chứng chỉ đầu tư CFA thường được tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Dưới đây xin chia sẻ lý do vì sao có thể tin tưởng hơn đối với các chuyên viên đầu tư chứng khoán CFA.

CFA là gì? CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst – là chương trình học do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp chứng chỉ. Trên thể giới hiện có khoảng 178,000 thành viên hiệp hội này khắp 165 quốc gia.

Chương trình CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu cho chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn. Tại lễ vinh danh năm 2019 công bố, Việt Nam hiện tại có khoảng 260 người có chứng chỉ CFA.

Vì sao có thể tin tưởng chuyên viên đầu tư CFA về chất lượng?

chất lượng dịch vụ đầu tư từ chuyên viên đầu tư chứng khoán CFA
Được đào tạo chuyên môn chuyên sâu với 3 cấp độ:
  • Cấp độ 1 CFA (CFA level I): Bao gồm các kiến thức, khái niệm và phân tích cơ bản.
    Những người theo đuổi chứng chỉ được khuyên và cho phép nên hoàn thành ở năm cuối đại học. Chúng tôi cho rằng kiến thức ở cấp độ 1 có thể coi tương đương với lượng kiến thức ở mức độ đại học.
  • Cấp độ 2 (CFA level II): Bao gồm các kiến thức phân tích định giá chuyên sâu.
    Đây là cấp độ được nhiều người đánh giá là khó khăn nhất và là cấp độ quyết định người tham gia chương trình có khả năng hoàn thành được chương trình hay không, bởi khối lượng kiến thức lớn và tính chuyên sâu của việc tính toán phân tích. Thực tế ở Việt Nam, thí sinh sau khi vượt qua cấp độ 2 chương trình CFA, đã có thêm lợi thế đáng kể cho các công việc nghề nghiệp chuyên đầu tư tài chính.
  • Cấp độ 3 (CFA level III): Tập trung vào các vấn đề thực tế trong quá trình đầu tư, chủ yếu là quản lý danh mục đầu tư và đưa ra phương pháp giải quyết. Ở level này các chuyên viên đầu tư cần phân tích, nhận định các trường hợp cụ thể để đưa ra phương án giải quyết tối ưu. 

Học và thi CFA được đánh giá khó hơn nhiều so với các chứng chỉ tài chính khác như ACCA, FRM, CPA… bởi khối lượng kiến thức lớn và bài thi CFA cũng được thiết kế “xương” hơn khi các thi sinh phải thi cả 10 môn học cùng một ngày (6 tiếng) thay vì thi lẻ từng môn một. Dẫn đến CFA trở thành một trong những kỳ thi có tỷ lệ đỗ thấp nhất. Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác ở đây.

Các chuyên viên đầu tư CFA phải cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong đầu tư.

Rủi ro đạo đức trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro đạo đức từ các dịch vụ đầu tư chứng khoán là một trong những vấn đề nhức nhối mà nhà đầu tư cá nhân phải đối mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

CFA là loại chứng chỉ nghề nghiệp (MBA là chứng chỉ học thuật) nên có tính thực tế cao, trong đó điểm nổi bật, hiệp hội CFA đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được xây dựng cụ thể và nghiêm khắc.

Những người đang theo đuổi chương trình CFA hoặc đã hoàn thành chương trình, có thể sẽ bị tước chứng chỉ, hoặc buộc ngừng tham gia chương trình nếu bị phát hiện có các hành vi lừa đảo, gian lận hoặc giao dịch đầu tư chuộc lợi cho bản thân gây tổn hại lợi ích cho khách hàng, công ty chủ quản hoặc thị trường tài chính.

Vnstockmarket cho rằng đây là hình phạt nghiêm khắc, bởi nỗ lực đạt được chứng chỉ CFA trung bình trên toàn thế giới cần mất 4 đến 5 năm mới có thể hoàn thành, theo công bố chính thức của CFA institute. Ngoài ra nếu như bị loại bỏ khỏi chương trình CFA, người hành nghề sẽ mang tiếng xấu và khó để quay lại nghành.

Việc xác định và phát hiện các hành vi vi phạm đạo đức của các thành viên CFA 

Vì sao việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong đầu tư lại quan trọng?

Đầu tư là ngành thâm dụng tri thức, nơi mà các nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm có thể bị lợi dụng hoặc bị gây tổn hại lợi ích bởi các hành vi thiếu đạo đức nghề nghiệp của những người làm dịch vụ đầu tư hoặc từ ban lãnh đạo các công ty niêm yết

Đặc biệt ở các thị trường tài chính còn non trẻ như Việt Nam, khi pháp luật chưa thể bao phủ hết tất cả các khía cạnh và bảo vệ nhà đầu tư hiệu quả, thì vấn đề rủi ro đạo đức lại càng trở lên nghiêm trọng.

Đáng kể nhất là thực trạng hiện nay với sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân F0 mới trên thị trường, tạo điều kiện cho các nhân viên môi giới hay nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán lợi dụng khuyến khích khách mua bán và sử dụng margin để mang lại thu nhập cao cho mình. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro đạo đức trong trên thị trường chứng khoán.

 

Vnstockmarket

 

Similar Posts