Nếu chỉ dừng lại ở việc học và đọc cho biết, sẽ dễ phàn nàn phương pháp Chiết khấu dòng tiền (CKDT):

1) Giá bị ảnh hưởng lớn các tham số mang tính chủ quan (growth, required rate of return);
2) Khó dự đoán chính xác dòng tiền tương lai
3) Tính toán phức tạp.
Dưới đây xin chia sẻ quan điểm của một chuyên viên M&A, thường xuyên định giá DN để trình lên Headquater (Buy-side):

1) Đúng! Nhưng đó cũng là điểm mạnh lớn nhất của phương Pháp định giá Chiết khấu dòng tiền:

Cho phép mô tả chi tiết nhất quan điểm, tầm nhìn đầu tư riêng biệt của NĐT về kế hoạch kinh doanh/đầu tư của DN đến:
  • Lợi nhuận kinh tế ngắn hạn
  • Tăng trưởng quy mô với độ nở thị trường (g)
  • Vị thế ngành nghề trong chuỗi giá trị sản phẩm. (COGS; NWC…)
  • Vị thế DN trong ngành (Giá bán sp/dv, marketshare…)
Hay cho phép breakdown xu hướng vận động của các thị trường liên quan, tác động thế nào đến khả năng tăng trưởng ở từng nhóm sản phẩm/dịch vụ cũng như biên lợi nhuận. Các phương pháp định giá so sánh (P/E;EV/EBITDA….) hay đánh giá lại vốn chủ (RNAV, BV..) rất hạn chế khả năng bóc tách cụ thể các yếu tố trên. –> Chiết khấu dòng tiền giúp lượng hóa chi tiết tốt nhất tầm nhìn đầu tư riêng thành giá cổ phiếu.

2) Đúng. Rất khó để dự đoán chính xác các loại dòng tiền của DN trong tương lai.

Nhưng yêu cầu này không phải tư tưởng của người làm đầu tư. Sự khác biệt giữa investment và finance là yêu cầu chính xác. Nếu finance sử dụng đầu vào chủ yếu các con số tài chính, và cũng yêu cầu đầu ra các số liệu chính xác, cho các mục tiêu:
  • Cân đối nguồn vốn; thanh khoản cho dn/dự án
  • Phòng ngừa rủi ro…

Nhưng mục tiêu của investment không yêu cầu như vậy. Target của investment là lợi nhuận, mà trong đó chúng tôi đã đề cập ở các buổi giảng:

  • DN có thể hoạt động trong một ngành nghề có giá trị giản đơn, nhưng
  • Thị trường kinh doanh không bao giờ đơn giản:

Nếu a/c để ý, ngay cả những ngành được coi là ổn định như ngành thực phẩm, tăng trưởng thị trường mới (tăng độ phủ hàng bán từ các nhà phân phối đã gần bão hòa) nhưng các Top Sale Director vùng/miền/tỉnh của các DN sữa vẫn phải thay đổi liên tục.

Ý muốn nói: Diễn biến của thị trường, bao gồm cả các cú sốc vĩ mô, sức tiêu dùng và nhất là sự cạnh tranh, giành giật thị phần giữa các DN luôn phức tạp, nhiều bất ngờ… khiến cho ngay cả Chủ Tịch Tài cũng đặt sai kế hoạch kinh doanh (MWG); hay CT Long (HPG) cũng đu đỉnh HTK.

Do những biến số bất ngờ trên TTKD, nên việc dự đoán chính xác timing dòng tiền trong tương lai là YÊU CẦU KHÔNG THỰC TẾ.
(thậm chí unpredictable ở 1 số thời điểm –> điều khiến Đầu tư trở lên more interesting so với tài chính-kế toán).
Vì vậy “tiêu chuẩn” trong việc lượng hóa của đầu tư là ước tính KHOẢNG. Do đặc thù những vấn đề biến động ở trên, nên mục tiêu của PP là ước tính giá trị kinh tế của DN, có thể năm nay chu kỳ kinh tế đang ở vùng trough, nhưng sau một vài năm sự phục hồi quay trở lại.
Mục tiêu chính của PP CKDT là ƯỚC LƯỢNG giá trị kinh tế đổ về theo timing (để chiết khấu) mà doanh nghiệp có thể mang lại.

3) Phương pháp chiết khấu dòng tiền tính toán phức tạp:

Nói đúng hơn là phức tạp hơn các phương pháp khác (RNAV. P/E…) Nhưng cách tính toán định giá giản đơn như P/B; P/E… chỉ cần build các phần mềm đơn giản hoặc tính tay là ra được, và kết quả như anh chị thấy… “nghèo” tính hữu dụng thực tế trong đầu tư như thế nào. Do vây, thực sự cần một phương pháp tính toán chi tiết & toàn diện hơn.
Tuy nhiên không quá phức tạp đến mức không thể thực hiện được… nếu anh chị tham gia khoá đào tạo PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU tại Vnstockmarket. Chúng tôi sẽ hướng dẫn anh chị build các model định giá chi tiết, (Đảm bảo level về logic, chi tiết và tính chuyên sâu vượt trội so với các model, Báo cáo từ các CTCK, vui lòng xem các video định giá cổ phiếu trên kênh Vnstockmarket.com để tự đánh giá).
Video hướng dẫn định giá FCFF cơ bản, qua ví dụ cổ phiếu VNM:
Similar Posts