Sự thật về Phân tích kỹ thuật

Tại sao rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân, nhân viên môi giới sử dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán? Phân tích kỹ thuật liệu có thực sự hiệu quả hay chỉ là công cụ kích thích giao dịch của các công ty môi giới chứng khoán, môi giới các sản phẩm tài chính? Bài viết dưới đây xin chia sẻ 3 sự thật về phân tích kỹ thuật dưới góc nhìn của Vnstockmarket:

Bản chất các đồ thị, đường giá là sự việc ghi chép lại dữ liệu giá cả và khối lượng giao dịch của các tài sản tài chính qua thời gian. Việc ghi chép thường xuyên và liên tục hình thành các xu hướng giá theo dòng thời gian. Phân tích kỹ thuật dựa vào đó cùng lý luận: Lịch sử sẽ lặp lại trong tương lai để dự đoán biến động giá tiếp theo trong tương lai.

Đây là lý do, vì sao các tỷ lệ vàng Fibonacci, bollinger bands, các mô hình 2 đáy, 2 đỉnh. nến… được áp dụng vào dự báo giá chứng khoán, bitcoin, phái sinh, vàng…

1. Phân tích kỹ thuật có cơ sở lý luận không chắc chắn và thiếu kiểm chứng thực tế

Sự thật về phân tích kỹ thuật
Sự thật về phân tích kỹ thuật – Cơ sở lý thuyết thiếu kiểm chứng

Về căn bản sự ghi chép và thống kê dữ liệu lịch sử giúp hỗ trợ con người nhận diện được tình hình hiện tại so với quá khứ, và dựa vào các kinh nghiệm đã trải qua để đưa ra các nhận định, phán đoán. Tuy nhiên việc dựa vào xu hướng giá biến động trong lịch sử và kỳ vọng rằng điều đó sẽ lặp lại, rồi đưa ra các quyết định mua bán kiếm lời dựa trên kỳ vọng đó, thì liệu có phải phương pháp hiệu quả? Xin được đưa ra một số luận điểm của vấn đề này:

– Thực tế, tâm lý và hành vi của con người thường có sự thay đổi phát triển theo nhận thức, kinh nghiệm từ các sự kiện đã trải qua, đồng thời cũng thay đổi theo xu hướng của xã hội và các yếu tố xung quanh. Bản thân mỗi tài sản tài chính ở các giai đoạn khác nhau sẽ ẩn chứa các cơ hội và rủi ro khác nhau dẫn đến mức độ biến động xu hướng giá cũng sẽ khác nhau không còn giống như trước nữa. —> về căn bản, lý thuyết cơ sở của phân tích kỹ thuật là không chắc chắn.

– Giá cả hàng hóa, chứng khoán thay đổi theo xu hướng sự kiện, thông tin:
Khi có các sự kiện diễn ra, ví dụ: Fed tăng lãi suất, nhà nước thay đổi chính sách một số ngành nghề, thông tin dịch bệnh… thì các mô hình kỹ thuật, đường giá dự báo đều trở nên vô nghĩa và yếu ớt đối với việc phân tích dự báo giá.

– Phân tích kỹ thuật để dự báo xu hướng giá chứng khoán thay đổi dựa trên lập luận “lịch sử sẽ lặp lại” nhưng vòng lặp đó nhiều khả năng chỉ đến một cách tự nhiên. Trong trường hợp nếu có chủ đích (tức có sự lũng đoạn về giá, làm giá) thì xu hướng giá đó sẽ trở “bẫy”.

Điều này trở lên nguy hiểm trong thị trường nhỏ, đặc biệt với các cổ phiếu của các công ty có rủi ro đạo đức cao. Họ có thể “lừa” những người tin tưởng phân tích kỹ thuật bằng cách “vẽ” ra các mô hình “đẹp” cho các tín hiệu mua hoặc bán như mong muốn.

Sự thật về phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính

“Có rất nhiều livestream dài cả tiếng trên facebook, youtube, tiktok chia sẻ về cách đầu tư, kỷ luật mua bán, kỹ thuật đi tiền, dòng tiền lớn… và tất cả chỉ xoay quanh biểu đồ giá chứng khoán, chart, các đường kẻ line kháng cự, hỗ trợ… Nhưng lại được sử dụng để tư vấn đầu tư có vẻ rất chắc chắn, mặc dù nội dung và ngôn từ được lặp lại liên tục từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác.”

2.  Sự thật bị lạm dụng của phân tích kỹ thuật với mục đích tăng cường giao dịch:

Lý thuyết và ứng dụng cơ bản của phân tích kỹ thuật tương đối đơn giản và dễ sử dụng. Bởi vậy, phần lớn các broker môi giới chứng khoán và cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng thường dựa vào kỹ thuật để đưa ra các nhận định về thị trường, hoặc khuyến nghị mua bán chứng khoán cho nhà đầu tư hoặc trên livestream các mạng xã hội. 

Mặt khác, các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật thường liên tục đưa ra các chỉ báo mua/bán, điều này thúc đẩy nhà đầu tư giao dịch chứng khoán nhiều hơn, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, qua các ứng dụng giao dịch của một số công ty chứng khoán có tích hợp chức năng đưa ra khuyến nghị giao dịch dựa trên ứng dụng của phân tích kỹ thuật. Các ứng dụng này liên tục thông báo các tín hiệu mua bán, chốt lời, cắt lỗ gửi về điện thoại của khách hàng.

Chúng tôi cho rằng điều này vi phạm đạo đức cơ bản trong nghề tư vấn đầu tư, khi gửi đến các thông báo thường xuyên tác động đến quyết định đầu tư của khách hàng chỉ dựa vào thuật toán robot trong ứng dụng (bản chất là các tín hiệu thuật toán ứng dụng từ phân tích kỹ thuật).

3. Sự thật lỗi thời của phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính

tính lỗi thời của phân tích kỹ thuật
Sự thật về phân tích kỹ thuật: tính lỗi thời và thiếu hiệu quả.

Sự thật về phân tích kỹ thuật là phần lớn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp không ứng dựng các mô hình, chỉ báo của PTKT vào giao dịch. Bởi hiện nay với sự phát triển của các ứng dụng của machine learning, quantitative, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp họ xây dựng các thuật toán ứng dụng riêng biệt phức tạp và “khó tính” hơn rất nhiều lần, để đảm bảo lọc ra các tín hiệu dù ít hơn, nhưng có thể tin cậy hơn.

Tuy nhiên dù vậy xắc suất thành công cũng rất khó kiểm chứng, đây cũng là một phần  lý do vì sao các quỹ càng active (có chi phí hoạt động cao – giao dịch nhiều) càng khó có kết quả đầu tư tốt hơn thị trường.

 

Vnstockmarket

 

 

 

Similar Posts