Lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn

Có rất nhiều quan điểm, trường phái đầu tư khác nhau về các yếu tố quan trọng để lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn. Quan điểm dưới đây được viết bởi một người từng làm Analyst, Fund Manager cho Quỹ đầu tư tài chính và M&A (tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp) cho một tập đoàn nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

Có 5 yếu tố quan trọng để quyết định mua vào một cổ phiếu cho mục đích đầu tư dài hạn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ tự quan trọng theo quan điểm của tác được sắp xếp tương ứng dưới đây:

  1. Triển vọng/chu kỳ kinh doanh của ngành nghề
  2. Cơ cấu quản trị và vị thế của doanh nghiệp trong ngành
  3. Kế hoạch kinh doanh và đầu tư dự án mới
  4. Giá tương đối của cổ phiếu với chu kỳ thị trường
  5. Rủi ro đạo đức tiềm ẩn

1. Yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn: Triển vọng ngành nghề kinh doanh

Trên cả khía cạnh đầu tư tài chính (mua cổ phần dưới 5%) hay đầu tư chiến lược (tham gia quản trị và điều hành doanh nghiệp), Triển vọng kinh doanh ngành nghề ở cả 2 hình thức này đều được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn cổ phiếu đầu tư.

Việc xác định một ngành nghề ở điểm chu kỳ kinh doanh thuận lợi giúp gia tăng xắc suất lựa chọn được cổ phiếu có khả năng tăng trưởng cao hơn, Đây là phương pháp phổ biến mà các quỹ đầu tư tài chính áp dụng (Top-down), khi xác định chiến lược đầu tư và phân bổ tỷ trọng cổ phiếu của mình.

Đầu tư cổ phiếu dài hạn cần xác định chu kỳ kinh doanh
Đầu tư cổ phiếu dài hạn cần xác định chu kỳ kinh doanh ngành nghề

Việc xác định triển vọng kinh doanh của một ngành phụ thuộc nhiều vào năng lực nhận định của chuyên viên đầu tư ngành nghề đó. Tuy nhiên, việc hiểu sâu một ngành nghề thường không phải thế mạnh của các chuyên viên đầu tư ở các tổ chức đầu tư tài chính (làm việc tại công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính…) bởi sự hạn chế về mức độ chi tiết thông tin và hiểu biết chuyên sâu về ngành có giới hạn.

Trường hợp này, các chuyên viên đầu tư làm việc trực tiếp ở các tập đoàn/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó, nắm nhiều lợi thế hơn, cả về dữ liệu thông tin và khả năng phân tích chi tiết. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất mà tác giả cảm nhận được khi chuyển từ làm đầu tư ở một quỹ tài chính sang làm đầu tư ở tập đoàn sản xuất nhiều năm về trước.

Ở vị thế sát sườn với ngành nghề & doanh nghiệp đó, phân tích cơ bản, phân tích doanh nghiệp không còn là sự nghi vấn về độ hiệu quả nữa, mà chỉ có sự hoài nghi chỉ còn lại là về năng lực nhận định của người làm đầu tư mà thôi. Đây cũng là lưu ý quan trọng khi anh/chị tìm kiếm chuyên viên đầu tư phù hợp hỗ trợ mình trong quá trình đầu tư cổ phiếu.

Anh chị có thể tham khảo bài viết: Sự khác biệt giữa các chuyên viên đầu tư cổ phiếu tại đây.

Mặc dù vậy, không phải lúc nào giá cổ phiếu cũng biến động tương ứng với triển vọng kinh doanh của ngành nghề. Nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, nhất là khi sự thay đổi dòng tiền đầu tư giữa các kênh đầu tư tài chính (gửi tiêt kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…) hoặc do có thay đổi bất ngờ của yếu tố vĩ mô:

  • Lạm phát tăng/giảm mạnh vượt xa dự báo
  • Tăng lãi suất tiền gửi dột ngột
  • Chiến tranh/dịch bệnh…
  • Biến cố về chính trị trong/ngoài nước.

Tùy theo mức độ tác động quy mô, các biến cố vĩ mô lớn xảy ra có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng ngành nghề đó, nhưng làm dịch chuyển xu hướng dòng tiền đầu tư tư kênh này sang kênh khác. Nên dù cổ phiếu của các ngành được đánh giá tiềm năng trong những năm tới thì vẫn dễ bị ảnh hưởng tích cực/tiêu cực bởi dòng vốn, nhất là trong ngắn hạn.

2. Cơ cấu quản trị và vị thế của doanh nghiệp trong ngành | yếu tố quan trọng thứ 2 để lựa cổ phiếu đầu tư dài hạn.

2.1 Cơ cấu quản trị doanh nghiệp lành mạnh

Cơ cấu quản trị doanh nghiệp lành mạnh là yếu tố quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn
Cơ cấu quản trị doanh nghiệp lành mạnh là yếu tố quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn

Nhìn nhận chủ quan của tác giả, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, yếu tố này có khi còn quan trọng nhất, để nhà đầu tư có thể tin tưởng để quyết định rót vốn vào đầu tư. Đây cũng là yếu tố khác biệt nhất giữa các tập đoàn doanh nghiệp lớn có cơ cấu cổ đông đa dạng, từ các quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức tài chính chuyên nghiệp và cả nhà đầu tư chiến lược, FPT, MSN, VNM hay MWG là các ví dụ điển hình.

Cơ cấu quản trị doanh nghiệp lành mạnh ở đây muốn nhấn mạnh không chỉ sự quản trị hiệu quả trong việc vận hành kinh doanh của doanh nghiệp, mà yếu tố minh bạch & dễ kiểm soát thậm chí còn quan trọng hơn. Mục đích chủ yếu là đảm bảo rằng lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ được bảo vệ tốt nhất bởi các vấn đề, mà theo quan sát của chúng tôi đang diễn ra tương đối thường xuyên:

  • Lợi nhuận ngoài sổ sách
  • Bất lợi hợp đồng thương mại & kinh tế
  • Rủi ro Agency risk trong quản trị doanh nghiệp
  • Rủi ro nhân sự (key-person)

2.2 Vị thế của doanh nghiệp trong ngành:

Ở những giai đoạn môi trường kinh doanh thuận lợi phát triển, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành cũng dễ kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên ở những giai đoạn khó khăn, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có thể phân hóa sâu sắc, lúc này những doanh nghiệp có vị thế ngành nghề và các lợi thế riêng biệt có một tương lai rẽ nhánh sang hướng khác, so với những doanh nghiệp yếu thế còn lại.

Đầu tư dài hạn các cổ phiếu có vị thế mạnh trên thị trường
Đầu tư dài hạn các cổ phiếu có vị thế mạnh trên thị trường

Các yếu tố quyết định đến sự phân hóa các doanh nghiệp trong ngành nghề đó có thể là:

  1. Quy mô kinh tế của doanh nghiệp
  2. Vị thế kinh tế, thương mại, chính trị.
  3. Phân khúc sản phẩm
  4. Cấu trúc vốn kinh doanh
  5. Công nghệ, kỹ thuật (know-how)

Đặc điểm nền kinh tế ở Việt Nam nói chung, yếu tố 1 & 2 có ảnh hưởng phổ biến nhất do nhiều lý do, bao gồm cả những lý do nhạy cảm, một số ngành ví dụ như: Ngân hàng, bất động sản, dầu khí…

Hay yếu tố về công nghệ kỹ thuật thường đặc biệt quan trọng đối với những ngành nghề phát triển nhanh và thâm dụng khoa học công nghệ mới như ngành Công nghệ, sản xuất dược phẩm… Chúng ta chưa có nhiều công ty phát triển độc lập ở những lĩnh vực như vậy.

3. Kế hoạch kinh doanh & đầu tư dự án mới

Lợi nhuận từ cổ phiếu đến từ 2 nguồn chính là tăng giá và cổ tức. Trong đó kỳ vọng vào việc tăng giá của cổ phiếu thông thường đến từ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng có thể đến từ các kế hoạch kinh doanh và các dự án mới.

Thông thường, khi công bố thông tin mới về các yếu tố trên, giá cổ phiếu thường có những biến động phản ứng theo ngay sau đó, phản ánh quan điểm nhà đầu tư với kế hoạch mới của ban lãnh đạo công ty.

Tuy nhiên, việc nhận định kế hoạch kinh doanh, đầu tư mới của doanh nghiệp thường rất khó, không chỉ vì thiếu dữ liệu chi tiết để đánh giá và ngay cả khi có được các số liệu công bố đó, thì những thông tin liên quan cũng thường mang tính chủ quan và dễ bị bias bởi nhận định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, những quyết định kinh doanh, đầu tư mới của ban lãnh đạo doanh nghiệp lại không được nhà đầu tư và thị trường ủng hộ. Nhưng cũng có thể ngay sau khó, họ lại thay đổi quan điểm và nhận định những bước đi tính toán của ban lãnh đạo là sáng suốt không lâu sau đó.

Ví dụ như trường hợp mua lại Vinmart của Masan, ngay sau đó giá cổ phiếu MSN giảm mạnh chỉ còn 1 nửa, nhưng gần 1 năm sau giá cổ phiếu tăng ngược lại gấp 2,3 lần sau những công bố kết quả kinh doanh khả quan liên tiếp của hệ thông Vinmart.

4. Giá tương đối của cổ phiếu với chu kỳ kinh doanh

Tính thời điểm để mua vào cổ phiếu luôn rất quan trọng, đặc biệt với thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều vào dòng tiền ngắn hạn. Thông thường mọi người đều được nói việc sử dụng phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm, phân tích cơ bản để chọn cổ phiếu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tác giả, hiệu quả của phân tích kỹ thuật thường rất 50/50. 

Thay vào đó, chúng tôi thường so sánh dòng tiền đầu tư ngắn hạn trên thị trường với giá cả của cổ phiếu trong chu kỳ kinh doanh của ngành. Phương pháp này yêu cầu mua/bán cổ phiếu trong khoảng thời gian dài hơn và “bình tĩnh hơn” trái ngược với phong cách trading thường thấy trên thị trường. 

5. Rủi ro đạo đức tiềm ẩn – điều kiện cần để quyết định đầu tư cổ phiếu dài hạn

Nếu các bạn theo dõi nhiều bài viết trên Vnstockmarket, chúng tôi thương lặp đi lặp lại rủi ro này rất nhiều lần. Thực tế qua nhiều năm làm đầu tư cho các tổ chức và tự đầu cho cá nhân, khách hàng… Tác giá nhận thấy rằng trên thị trường tài chính Việt Nam đây mới thực sự là loại rủi ro lớn nhất.

Xem bảng xếp hạng rủi ro đạo đức từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó nhận thức của phần lớn nhà đầu tư chưa thực sự rõ ràng về vấn đề này, vẫn chỉ mong mỏi kiếm tiền nhanh chóng mà bất chấp những vấn đề liên quan. 

Đối với những doanh nghiệp có các dấu hiệu rủi ro đạo đức cao (cụ thể từ ban lãnh đạo) chúng tôi nhanh chóng loại bỏ khỏi danh mục. Đặc biệt trong giai đoạn đốt lò quyết tâm như vậy của những người đứng đầu hệ thống chính trị, những việc làm sai trái lừa đảo rất dễ bị ra đi, mà không còn phân biệt khu vực tư hay công. 

Tham khảo dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cao cấp tại đây.

Vnstockmarket

Similar Posts