5 kiểu nhà đầu tư chứng khoán tham gia trên thị trường

Bạn là kiểu nhà đầu tư chứng khoán theo phong cách nào? Đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn, lướt sóng hay thậm chí là theo khuynh hướng cờ bạc? Dưới đây cùng xem qua cách phân loại của Vnstockmarket: 

1. Kiểu nhà đầu tư khiêm tốn biết mình biết người

Dài hạn chứng khoán là một thị trường tăng trưởng, kể từ năm 2000 thành lập đến nay (2022) chỉ số VNindex tăng khoảng 12-13 lần (tăng từ 100 điểm đến 1200-1300 điểm) trong gần 22 năm. Theo đó, nếu chúng ta đầu tư theo thị trường chung thì đó mức lợi nhuận hàng năm  trung bình khoảng 12%.

Đây là cách đầu tư phổ biến trên thế giới của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân, không có lợi thế về vốn và chuyên môn đầu tư. Họ tự “biết mình, biết người” lựa chọn phương pháp đầu tư chứng khoán an toàn và chấp nhận tỷ suất lợi nhuận vừa phải. 

Cách đầu tư này chủ yếu là mua các chứng chỉ quỹ ETF, ở Việt Nam bắt đầu hình thức đầu tư này bắt đầu phổ biến hơn, đặc biệt thích hợp cho giới trẻ, những người chưa có lợi thế về vốn và cũng bận rộn nhiều thời gian cho bước đầu phát triển sự nghiệp. 

2. Kiểu nhà đầu tư chứng khoán liều ăn nhiều, tự đầu tư.

5 kiểu nhà đầu tư chứng khoán tham gia thị trường
5 kiểu nhà đầu tư chứng khoán tham gia thị trường

Mặc dù vậy, ở Việt Nam phần lớn nhà đầu tư cá nhân muốn tự đầu tư chứng khoán, bất kể số vốn lớn, nhỏ hay không có nền tảng kiến thức đầu tư tốt. Chúng tôi cho rằng như vậy là không nên, bởi để dành chiến thắng trên thị trường, thì nhà đầu tư cũng cần có những lợi thế về đầu tư lớn hơn lợi thế trung bình của những người khác. Nếu không nói đến yếu tố may mắn.

Theo quan điểm riêng của chúng tôi, với số vốn ít nhà đầu tư vẫn có thể tham gia thị trường bằng các hình thức mua chứng chỉ quỹ ETF. Mặc dù chỉ với vài trăm triệu, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự mở tài khoản chứng khoán để đầu tư và được mời chào tư vấn nhiệt tình từ các nhân viên môi giới.

Nhưng quan điểm nhất quán của chúng tôi thì loai hình tư vấn đầu tư này có nhiều vấn đề về chất lượng và rủi ro đạo đức và không thực sự mang lại bất kỳ lợi thế nào đáng kể cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. 

3. Kiểu nhà đầu tư tìm kiếm sự giúp đỡ 

Vẫn tự đầu tư, nhưng có xu hướng tìm kiếm các lời khuyên trên thị trường, có thể từ nhân viên môi giới chứng khoán, các chuyên gia đầu tư trên mạng hoặc các chuyên viên đầu tư cao cấp.

Lời khuyên của chúng tôi là các nhà đầu tư nên lựa chọn người mình thực sự có thể tin tưởng về cả năng lực đầu tư và đạo đức, trước khi tham khảo lời khuyên, tư vấn hay khuyến nghị từ bất cứ ai ở trên thị trường không ít những cạm bẫy này. 

Trong đó nếu có lợi thế về vốn, tìm kiếm các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cao cấp có thể là lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư.

4. Kiểu nhà đầu tư giá trị: 

Kiểu nhà đầu tư giá trị là những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trên thị trường, có hiểu biết sâu sắc về một số ngành nghề hoặc doanh nghiệp. Họ thường nắm giữ số lượng ít cổ phiếu trong danh mục và dài hạn. Ít khi cơ cấu danh mục và chỉ bán khi giá đã vượt quá kỳ vọng. 

Nhà đầu tư giá trị thường ít nghe theo lời tư vấn, khuyến nghị và không cần nhiều sự giúp đỡ, nhưng lại rất chịu khó lắng nghe và thu thập thông tin. Họ kiên nhẫn nhưng cũng có chiều hướng bảo thủ, đôi khi là quá tin tưởng vào khả năng của mình. 

5. Kiểu nhà đầu tư chứng khoán “lướt sóng”: 

Họ tin rằng mình có thể kiếm lời dựa trên các xu hướng tăng giảm giá của cổ phiếu và thị trường chung. Công cụ sử dụng có thể từ các ứng dụng, chỉ báo từ machine learning, hoặc các phần mềm phân tích kỹ thuật, hoặc cũng có thể là tự “cảm nhận” thị trường, hoặc đánh theo tin, theo đội lái, theo môi giới chứng khoán…

Đây là kiểu những “nhà đầu tư chứng khoán” nguy hiểm nhất, kỳ vọng cao nhất và cũng… dễ thua lỗ nhất. Chúng tôi thấy không ít nhà đầu tư theo phong cách lướt sóng này rơi vào bẫy cờ bạc trên thị trường chứng khoán. 

Lời khuyên là nếu bạn tham gia thị trường chỉ để đón sóng một mùa thì chúng tôi không có ý kiến gì. Tuy nhiên nếu ở thị trường 1 năm, 2 năm hay dài hơn thì khó có thể kiếm lời lâu dài bằng phương pháp này.

Bởi như nhiều bài viết đã phân tích, thị trường chứng khoán Việt Nam không phù hợp và cũng không được chính phủ định hướng theo khuynh hướng “lướt sóng”, do vậy phí giao dịch rất đắt so với các thị trường phát triển, đồng thời thuế cũng đánh trực tiếp vào thuế giao dịch (thuế bán), chứ không phải thuế từ lợi nhuận.

Vnstockmarket

 

Similar Posts